Cuộc sống tại những căn 'nhà khổ' giữa lòng Hà Nội

Khác với cảnh 'phồn hoa' của Thủ đô, vẫn còn những căn nhà 'siêu nhỏ', 'siêu mỏng' hoặc những căn nhà 'nhảy dù' sống trên nóc nhà vệ sinh tại Hà Nội.

Khác với những cảnh hào quang tấp nập phố thị, nhiều nhiêu căn nhà nằm sâu trong các con ngõ nhỏ trở thành "địa đạo trên mặt đất" với những đường cắt ngang xẻ dọc. Người dân phố cổ đã quá quen thuộc với hình ảnh nhà chồng nhà, xếp lên nhau để sống.

Nằm sâu trong con ngõ hẹp 107 Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là con đường dẫn vào căn “nhà dù” có diện tích chỉ khoảng 10m2 nhưng đây là nơi sinh sống của gia đình ông Nguyễn Phùng Hải với 2 thế hệ và 4 thành viên. Gọi là nhà nhưng thực chất đây chỉ là những mảnh tôn đã han rỉ ghép lại với nhau dựng trên nóc nhà vệ sinh tập thể.

Nằm sâu trong con ngõ hẹp 107 Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là con đường dẫn vào căn “nhà dù” có diện tích chỉ khoảng 10m2 nhưng đây là nơi sinh sống của gia đình ông Nguyễn Phùng Hải với 2 thế hệ và 4 thành viên. Gọi là nhà nhưng thực chất đây chỉ là những mảnh tôn đã han rỉ ghép lại với nhau dựng trên nóc nhà vệ sinh tập thể.

Chiếc cầu thang dẫn lên căn nhà của ông Hải phủ một lớp rêu trơn trượt vào những ngày mưa. Căn nhà của ông Hải thu gọn vừa đúng một ánh nhìn, nó ẩm thấp, tối tăm, chúng tôi có thể ngửi cả thấy mùi mốc, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

Chiếc cầu thang dẫn lên căn nhà của ông Hải phủ một lớp rêu trơn trượt vào những ngày mưa. Căn nhà của ông Hải thu gọn vừa đúng một ánh nhìn, nó ẩm thấp, tối tăm, chúng tôi có thể ngửi cả thấy mùi mốc, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

Chia sẻ về căn nhà kỳ lạ của mình, ông Hải cho biết: “Ngày trước ngõ này chỉ có một mình nhà tôi sống gồm 8 anh em. Về sau, bố mẹ tôi chia nhỏ đất cho các thành viên trong gia đình. Lúc đó, tôi chưa lập gia đình và ở với anh chị, sau ai cũng có gia đình riêng nên tôi tận dụng khoảng không trên nóc nhà vệ sinh chung để ở”.

Chia sẻ về căn nhà kỳ lạ của mình, ông Hải cho biết: “Ngày trước ngõ này chỉ có một mình nhà tôi sống gồm 8 anh em. Về sau, bố mẹ tôi chia nhỏ đất cho các thành viên trong gia đình. Lúc đó, tôi chưa lập gia đình và ở với anh chị, sau ai cũng có gia đình riêng nên tôi tận dụng khoảng không trên nóc nhà vệ sinh chung để ở”.

Từng đồ vật trong nhà đều có dấu vết của thời gian đi qua, bức tường đã bong tróc, loang lổ vết sơn, nền nhà cũ kỹ. Vật dụng trong gia đình không có gì giá trị ngoài cái ti vi nhỏ và chiếc tủ lạnh.

Từng đồ vật trong nhà đều có dấu vết của thời gian đi qua, bức tường đã bong tróc, loang lổ vết sơn, nền nhà cũ kỹ. Vật dụng trong gia đình không có gì giá trị ngoài cái ti vi nhỏ và chiếc tủ lạnh.

Túp lều” nằm chênh vênh trên nóc nhà vệ sinh nên vào những ngày mưa gia đình ông Hải nơm nớp lo sợ gió to, còn trong nhà lúc nào cũng dột, ẩm ướt.

Túp lều” nằm chênh vênh trên nóc nhà vệ sinh nên vào những ngày mưa gia đình ông Hải nơm nớp lo sợ gió to, còn trong nhà lúc nào cũng dột, ẩm ướt.

Ông Hải tâm sự: “Nhiều đêm đang ngủ, mưa dột vào nhà như ngoài trời ướt hết chăn chiếu, đồ đạc. Còn những ngày nắng nóng, ai vào nhà tôi phải vừa đi vừa bịt mũi”.

Ông Hải tâm sự: “Nhiều đêm đang ngủ, mưa dột vào nhà như ngoài trời ướt hết chăn chiếu, đồ đạc. Còn những ngày nắng nóng, ai vào nhà tôi phải vừa đi vừa bịt mũi”.

Cùng tọa lạc trên con phố Hàng Bạc, gia đình ông Nguyễn Đình Hải (63 tuổi) cũng sống trong tình trạng “đất chật người đông”. Căn nhà 9m2 của gia đình ông vừa là nơi sinh sống của 7 thành viên và là lối đi chung của 6 hộ gia đình còn lại.

Cùng tọa lạc trên con phố Hàng Bạc, gia đình ông Nguyễn Đình Hải (63 tuổi) cũng sống trong tình trạng “đất chật người đông”. Căn nhà 9m2 của gia đình ông vừa là nơi sinh sống của 7 thành viên và là lối đi chung của 6 hộ gia đình còn lại.

Mỗi hộ gia đình ở đây chỉ vỏn vẹn khoảng 10m2, riêng gia đình ông Hải ở mặt tiền nên trở thành lối đi chung cho các hộ gia đình. Do vậy, mọi đồ đạc trong nhà đều phải sắp xếp gọn gàng và tối giản nhất có thể.

Mỗi hộ gia đình ở đây chỉ vỏn vẹn khoảng 10m2, riêng gia đình ông Hải ở mặt tiền nên trở thành lối đi chung cho các hộ gia đình. Do vậy, mọi đồ đạc trong nhà đều phải sắp xếp gọn gàng và tối giản nhất có thể.

Vì là lối đi chung nên mọi hoạt động của gia đình ông Hải hầu như đều công khai. Ông Hải chia sẻ: “Nhà tôi ở ngoài nên hầu như bao giờ mọi người dậy là tôi cũng dậy, nhiều khi muốn ngủ thêm chút cũng không được”.

Vì là lối đi chung nên mọi hoạt động của gia đình ông Hải hầu như đều công khai. Ông Hải chia sẻ: “Nhà tôi ở ngoài nên hầu như bao giờ mọi người dậy là tôi cũng dậy, nhiều khi muốn ngủ thêm chút cũng không được”.

Toàn khu nhà có đến hơn 30 người, nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh để sử dụng chung. Tình trạng “xếp hàng” để tắm giặt hay vệ sinh cá nhân là chuyện hàng ngày đối với những người ở đây.

Toàn khu nhà có đến hơn 30 người, nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh để sử dụng chung. Tình trạng “xếp hàng” để tắm giặt hay vệ sinh cá nhân là chuyện hàng ngày đối với những người ở đây.

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là căn nhà chỉ rộng 2m, dài 3m và cao chưa đến 1m2 của ông Hoàng Văn Xuân (57 tuổi) từng là nơi sinh hoạt của 9 người trong 1 gia đình.

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ trên phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là căn nhà chỉ rộng 2m, dài 3m và cao chưa đến 1m2 của ông Hoàng Văn Xuân (57 tuổi) từng là nơi sinh hoạt của 9 người trong 1 gia đình.

Ông Hoàng Văn Xuân chia sẻ: “Trước kia, bố mẹ tôi sinh được 7 người con, căn nhà nguyên bản rộng hơn 10m2, ngày nhỏ, gia đình 9 người chen chúc thế nào cũng xong nhưng khi chúng tôi trưởng thành, căn nhà trở nên tù túng đến nay chỉ còn mình tôi bám trụ lại".

Ông Hoàng Văn Xuân chia sẻ: “Trước kia, bố mẹ tôi sinh được 7 người con, căn nhà nguyên bản rộng hơn 10m2, ngày nhỏ, gia đình 9 người chen chúc thế nào cũng xong nhưng khi chúng tôi trưởng thành, căn nhà trở nên tù túng đến nay chỉ còn mình tôi bám trụ lại".

Ông Xuân chia sẻ: "Do chiều cao chưa đến 1m2 nên mỗi lần thay quần áo phải khom lưng, quỳ gối hoặc nằm thẳng ra sàn nhà mới thay được quần áo. Vì nằm sâu trong ngõ nên sóng điện thoại cũng chập chờn, phải hướng ra phía bậc thang lên xuống để bắt sóng điện thoại".

Ông Xuân chia sẻ: "Do chiều cao chưa đến 1m2 nên mỗi lần thay quần áo phải khom lưng, quỳ gối hoặc nằm thẳng ra sàn nhà mới thay được quần áo. Vì nằm sâu trong ngõ nên sóng điện thoại cũng chập chờn, phải hướng ra phía bậc thang lên xuống để bắt sóng điện thoại".

"Tôi cũng từng có mong muốn rời khỏi đây để tìm một nơi ở mới thoải mái hơn, nhưng nghĩ bản thân sống có một mình, tạm bợ, vá víu mãi cũng quen. Hơn nữa, kinh tế khó khăn nên tôi đành bỏ ý định đó", ông Xuân chia sẻ.

"Tôi cũng từng có mong muốn rời khỏi đây để tìm một nơi ở mới thoải mái hơn, nhưng nghĩ bản thân sống có một mình, tạm bợ, vá víu mãi cũng quen. Hơn nữa, kinh tế khó khăn nên tôi đành bỏ ý định đó", ông Xuân chia sẻ.

Một căn nhà khác nằm trên mặt đường Đại La của gia đình ông Bùi Phương Dực (79 tuổi) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Sau khi giải phóng mặt bằng trên đường Vành đai 2, ngôi nhà của ông chỉ còn diện tích bé xíu.

Một căn nhà khác nằm trên mặt đường Đại La của gia đình ông Bùi Phương Dực (79 tuổi) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Sau khi giải phóng mặt bằng trên đường Vành đai 2, ngôi nhà của ông chỉ còn diện tích bé xíu.

Để thích nghi với ngôi nhà “siêu mỏng”, ông Dực đã phải tối giản vật dụng. Mọi đồ đạc được xếp chồng lên nhau cao đến nóc.

Để thích nghi với ngôi nhà “siêu mỏng”, ông Dực đã phải tối giản vật dụng. Mọi đồ đạc được xếp chồng lên nhau cao đến nóc.

Sau khi giải phóng căn nhà chỉ còn vọn vẹn gần 10m2 nên đồ đạc được xếp nên đến nóc để chừa một lối đi nhỏ vừa một người.

Sau khi giải phóng căn nhà chỉ còn vọn vẹn gần 10m2 nên đồ đạc được xếp nên đến nóc để chừa một lối đi nhỏ vừa một người.

Bên trong nhà, chỉ đủ để một chiếc giường gấp nhỏ để ông có chỗ ngả lưng nghỉ ngơi. "Cũng vì diện tích quá chật nên vợ con ông phải chuyển đi chỗ khác để ở. Không ai muốn sống xa gia đình, nhưng vì “kế sinh nhai” nên ông vẫn ra đây để bán hàng", ông Dực chia sẻ.

Bên trong nhà, chỉ đủ để một chiếc giường gấp nhỏ để ông có chỗ ngả lưng nghỉ ngơi. "Cũng vì diện tích quá chật nên vợ con ông phải chuyển đi chỗ khác để ở. Không ai muốn sống xa gia đình, nhưng vì “kế sinh nhai” nên ông vẫn ra đây để bán hàng", ông Dực chia sẻ.

Video sinh hoạt của gia đình 9m2 tại Hàng Bạc

Lê Nga - Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cuoc-song-tai-nhung-can-nha-kho-giua-long-ha-noi-a493233.html