Cường kích cơ 'bản sao' MiG-19 cũ rích vẫn đang sử dụng ở đâu?

Trong quá khứ, Trung Quốc từng chế tạo riêng một loại cường kích cơ với những điểm đặc trưng cực kỳ giống với MiG-19 của Liên Xô trước kia và cho đến nay vẫn còn được sử dụng ở quốc gia khác.

Loại cường kích cơ được Trung Quốc sản xuất trong quá khứ từng được coi là cường kích cơ mạnh bậc nhất của quốc gia này chính là Nam Xương Cường 5 hay còn có tên tiếng Anh là Namchang Q-5. Nguồn ảnh: QQ.

Loại cường kích cơ được Trung Quốc sản xuất trong quá khứ từng được coi là cường kích cơ mạnh bậc nhất của quốc gia này chính là Nam Xương Cường 5 hay còn có tên tiếng Anh là Namchang Q-5. Nguồn ảnh: QQ.

Máy bay tấn công mặt đất Q-5 được Trung quốc sản xuất từ năm 1965, phục vụ trong lực lượng này kể từ khi ra đời nhưng tới nay đã được Không quân Trung Quốc loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: QQ.

Máy bay tấn công mặt đất Q-5 được Trung quốc sản xuất từ năm 1965, phục vụ trong lực lượng này kể từ khi ra đời nhưng tới nay đã được Không quân Trung Quốc loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: QQ.

Mặc dù được thiết kế dựa trên chiến đấu cơ MiG-19 của Liên Xô nhưng bản thân cường kích cơ Q-5 ngay từ khi ra đời đã được xác định sẽ trở thành một cường kích cơ với nhiệm vụ chính là chi viện hỏa lực trên không. Nguồn ảnh: QQ.

Mặc dù được thiết kế dựa trên chiến đấu cơ MiG-19 của Liên Xô nhưng bản thân cường kích cơ Q-5 ngay từ khi ra đời đã được xác định sẽ trở thành một cường kích cơ với nhiệm vụ chính là chi viện hỏa lực trên không. Nguồn ảnh: QQ.

Do ra đời trong thời kỳ Trung Quốc đang có quá nhiều khó khăn, biến động về mặt chính trị nên Q-5 phiên bản đầu tiên chỉ có thể coi là "một cục sắt có khả năng bay được" với hệ thống điện tử cực kỳ kém cỏi. Nguồn ảnh: QQ.

Do ra đời trong thời kỳ Trung Quốc đang có quá nhiều khó khăn, biến động về mặt chính trị nên Q-5 phiên bản đầu tiên chỉ có thể coi là "một cục sắt có khả năng bay được" với hệ thống điện tử cực kỳ kém cỏi. Nguồn ảnh: QQ.

Trong thiết kế của mình, cường kích cơ Q-5 có phần mũi được sử dụng để bọc radar phía trong giống như các phiên bản chiến đấu cơ hiện đại thời điểm đó. Nhưng thực tế ở những phiên bản đầu, mũi của Q-5 rỗng ruột hoàn toàn và không hề có radar. Nguồn ảnh: QQ.

Trong thiết kế của mình, cường kích cơ Q-5 có phần mũi được sử dụng để bọc radar phía trong giống như các phiên bản chiến đấu cơ hiện đại thời điểm đó. Nhưng thực tế ở những phiên bản đầu, mũi của Q-5 rỗng ruột hoàn toàn và không hề có radar. Nguồn ảnh: QQ.

Những thiết bị điện tử thô sơ nhất và sơ đẳng nhất của một loại cường kích cơ mà Q-5 có sở hữu bao gồm hệ thống liên lạc, la bàn điện tử, hệ thống đo cao và kính ngắm quang học. Nguồn ảnh: QQ.

Những thiết bị điện tử thô sơ nhất và sơ đẳng nhất của một loại cường kích cơ mà Q-5 có sở hữu bao gồm hệ thống liên lạc, la bàn điện tử, hệ thống đo cao và kính ngắm quang học. Nguồn ảnh: QQ.

Do có các hệ thống điện tử ở mức sơ đẳng nhất, cung cấp cho phi công rất ít thông số bay dẫn đến việc Q-5 bị phụ thuộc hoàn toàn vào dẫn đường mặt đất. Khi mất liên lạc với không lưu, chiếc cường kích cơ này sẽ gần như vô dụng hoàn toàn trong việc tìm và xác định mục tiêu. Nguồn ảnh: QQ.

Do có các hệ thống điện tử ở mức sơ đẳng nhất, cung cấp cho phi công rất ít thông số bay dẫn đến việc Q-5 bị phụ thuộc hoàn toàn vào dẫn đường mặt đất. Khi mất liên lạc với không lưu, chiếc cường kích cơ này sẽ gần như vô dụng hoàn toàn trong việc tìm và xác định mục tiêu. Nguồn ảnh: QQ.

Để khắc phục những nhược điểm này, tổng cộng có tới gần 20 phiên bản cải tiến của Q-5 đã được ra đời sau này, từng bước nâng cấp hệ thống điện, điện tử để nó có thể hoạt động tốt hơn. Nguồn ảnh: QQ.

Để khắc phục những nhược điểm này, tổng cộng có tới gần 20 phiên bản cải tiến của Q-5 đã được ra đời sau này, từng bước nâng cấp hệ thống điện, điện tử để nó có thể hoạt động tốt hơn. Nguồn ảnh: QQ.

Tuy vậy, tới khoảng những năm 2010-2012, toàn bộ những cường kích cơ Q-5 đã được Trung Quốc loại biên hoàn toàn. Hiện tại chỉ còn Myanmar là quốc gia duy nhất sử dụng loại cường kích cơ này trong biên chế. Ngoài ra còn có Triều Tiên và Sudan cũng từng sở hữu Q-5 nhưng dường như không thể tiếp tục sử dụng được loại máy bay này. Nguồn ảnh: QQ.

Tuy vậy, tới khoảng những năm 2010-2012, toàn bộ những cường kích cơ Q-5 đã được Trung Quốc loại biên hoàn toàn. Hiện tại chỉ còn Myanmar là quốc gia duy nhất sử dụng loại cường kích cơ này trong biên chế. Ngoài ra còn có Triều Tiên và Sudan cũng từng sở hữu Q-5 nhưng dường như không thể tiếp tục sử dụng được loại máy bay này. Nguồn ảnh: QQ.

Tổng cộng đã có khoảng 1300 chiếc cường kích cơ Q-5 từng được Trung Quốc sản xuất trong quá khứ và trước đây, ngoài Trung Quốc ra còn có Pakistan và Bangladesh cũng sử dụng loại máy bay tấn công này. Nguồn ảnh: QQ.

Tổng cộng đã có khoảng 1300 chiếc cường kích cơ Q-5 từng được Trung Quốc sản xuất trong quá khứ và trước đây, ngoài Trung Quốc ra còn có Pakistan và Bangladesh cũng sử dụng loại máy bay tấn công này. Nguồn ảnh: QQ.

Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ Nanchang Q-5 của Trung Quốc được NATO đặt tên mã Fantan.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuong-kich-co-ban-sao-mig-19-cu-rich-van-dang-su-dung-o-dau-1294357.html