Cường quốc quân sự đóng tàu sân bay: Tiền không phải tất cả!

Tàu sân bay luôn là niềm mơ ước, sự ham thích đặc biệt của nhiều người đam mê quân sự bởi sự hầm hố và khả năng mạnh mẽ của nó, tuy nhiên trên thực tế không nhiều lực lượng Hải quân trên thế giới có sự quan tâm với loại tàu này. Đâu là nguyên nhân?

 Tàu sân bay hay Hàng không mẫu hạm, là một phương tiện quân sự có sức mạnh kinh khủng, biểu tượng của một cường quốc Hải quân. Từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta đã bắt đầu chú trọng phát triển loại tàu này. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, hàm lượng kỹ thuật cũng như độ tinh vi của tàu sân bay ngày càng cao khiến những nước có sức mạnh trung bình không thể sở hữu được chúng. Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Hoa Kỳ.

Tàu sân bay hay Hàng không mẫu hạm, là một phương tiện quân sự có sức mạnh kinh khủng, biểu tượng của một cường quốc Hải quân. Từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta đã bắt đầu chú trọng phát triển loại tàu này. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, hàm lượng kỹ thuật cũng như độ tinh vi của tàu sân bay ngày càng cao khiến những nước có sức mạnh trung bình không thể sở hữu được chúng. Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Hoa Kỳ.

Dù vậy, vẫn rất nhiều quốc gia đã, đang và sẽ quan tâm đặc biệt, đồng thời có kế hoạch để tự đóng mới những chiếc tàu sân bay cho riêng mình. Vậy việc có thể sở hữu tàu sân bay có dễ dàng không ? Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Hải quân Trung Quốc.

Dù vậy, vẫn rất nhiều quốc gia đã, đang và sẽ quan tâm đặc biệt, đồng thời có kế hoạch để tự đóng mới những chiếc tàu sân bay cho riêng mình. Vậy việc có thể sở hữu tàu sân bay có dễ dàng không ? Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Hải quân Trung Quốc.

Thực tế, việc đóng được một chiếc hàng không mẫu hạm phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính, đó là công nghệ và tiền bạc. Không cần phải bàn cãi, tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh cho cả Hạm đội Hải quân, không có tiền thì thực sự không thể đóng mới và vận hành được chúng. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ di chuyển song song với tàu hộ tống.

Thực tế, việc đóng được một chiếc hàng không mẫu hạm phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính, đó là công nghệ và tiền bạc. Không cần phải bàn cãi, tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh cho cả Hạm đội Hải quân, không có tiền thì thực sự không thể đóng mới và vận hành được chúng. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ di chuyển song song với tàu hộ tống.

Ví dụ điển hình là với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimizt của Mỹ. Chi phí đóng mới cho một hàng không mẫu hạm loại này là rơi vào khoảng 4.5 tỷ USD, đây là số tiền bằng hơn nửa chi tiêu quân sự của một lực lượng vũ trang cỡ trung bình trong cả một năm. Ngoài ra, thời hạn phục vụ của tàu là 50 năm, với chi phí bảo trì suốt vòng đời ước tính vào khoảng 20 tỷ USD (gấp gần bằng 4.5 lần chi phí chế tạo). Vì vậy, các nước có quân đội cỡ nhỏ và trung bình thì khó có thể sở hữu được chúng. Ảnh: Tàu USS Carl Vinson (CVN-70) lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.

Ví dụ điển hình là với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimizt của Mỹ. Chi phí đóng mới cho một hàng không mẫu hạm loại này là rơi vào khoảng 4.5 tỷ USD, đây là số tiền bằng hơn nửa chi tiêu quân sự của một lực lượng vũ trang cỡ trung bình trong cả một năm. Ngoài ra, thời hạn phục vụ của tàu là 50 năm, với chi phí bảo trì suốt vòng đời ước tính vào khoảng 20 tỷ USD (gấp gần bằng 4.5 lần chi phí chế tạo). Vì vậy, các nước có quân đội cỡ nhỏ và trung bình thì khó có thể sở hữu được chúng. Ảnh: Tàu USS Carl Vinson (CVN-70) lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.

Không chỉ tiền đóng và bảo trì tàu sân bay, để hình thành năng lực tác chiến của nó, vốn không hề được trang bị vũ khí hạng nặng để tự vệ, người ta còn phải phát triển đội tàu hộ tống đông đảo để vừa có thể tấn công, vừa có thể phòng thủ hỗ trợ cho tàu mẹ. Chi phí vận hành và duy trì đội tàu hộ tống cũng không hề thua kém chi phí vận hành tàu sân bay là bao. Ảnh: Tàu sân bay Mỹ và đội tàu hộ tống hùng hậu.

Không chỉ tiền đóng và bảo trì tàu sân bay, để hình thành năng lực tác chiến của nó, vốn không hề được trang bị vũ khí hạng nặng để tự vệ, người ta còn phải phát triển đội tàu hộ tống đông đảo để vừa có thể tấn công, vừa có thể phòng thủ hỗ trợ cho tàu mẹ. Chi phí vận hành và duy trì đội tàu hộ tống cũng không hề thua kém chi phí vận hành tàu sân bay là bao. Ảnh: Tàu sân bay Mỹ và đội tàu hộ tống hùng hậu.

Bên cạnh tiền, công nghệ cũng là một vấn đề vô cùng lớn. Một cường quốc quân sự Châu Á như Ấn Độ, với nền kinh tế trong Top 7 thế giới, tuy nhiên tàu sân bay tự chế tạo trong nước của nước này đã đóng gần 20 năm, nhưng vẫn chưa thể chính thức đưa vào hoạt động do trục trặc kỹ thuật. Việc đóng tàu sân bay cũng chính là sự khẳng định về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant do Ấn Độ tự đóng trong nước.

Bên cạnh tiền, công nghệ cũng là một vấn đề vô cùng lớn. Một cường quốc quân sự Châu Á như Ấn Độ, với nền kinh tế trong Top 7 thế giới, tuy nhiên tàu sân bay tự chế tạo trong nước của nước này đã đóng gần 20 năm, nhưng vẫn chưa thể chính thức đưa vào hoạt động do trục trặc kỹ thuật. Việc đóng tàu sân bay cũng chính là sự khẳng định về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikrant do Ấn Độ tự đóng trong nước.

Trung Quốc - một quốc gia có cả tiềm lực kinh tế lẫn quốc phòng hùng mạnh, cũng phải loay hoay với việc đóng mới tàu sân bay cho mình. Họ đã mua một xác tàu cũ của Liên Xô từ Ukraine về để đại tu làm chiếc CV-16 Liêu Ninh, và sau đó từ đây làm tiền đề để tự đóng mới chiếc CV-17 Sơn Đông tương tự, nâng cấp một số tính năng hiện đại hơn. Dù vậy, với nền công nghiệp đóng tàu cực khủng, Trung Quốc cũng phải mất gần 5 năm để chính thức đưa tàu sân bay tự đóng vào biên chế. Ảnh: Tàu sân bay CV-17 Sơn Đông.

Trung Quốc - một quốc gia có cả tiềm lực kinh tế lẫn quốc phòng hùng mạnh, cũng phải loay hoay với việc đóng mới tàu sân bay cho mình. Họ đã mua một xác tàu cũ của Liên Xô từ Ukraine về để đại tu làm chiếc CV-16 Liêu Ninh, và sau đó từ đây làm tiền đề để tự đóng mới chiếc CV-17 Sơn Đông tương tự, nâng cấp một số tính năng hiện đại hơn. Dù vậy, với nền công nghiệp đóng tàu cực khủng, Trung Quốc cũng phải mất gần 5 năm để chính thức đưa tàu sân bay tự đóng vào biên chế. Ảnh: Tàu sân bay CV-17 Sơn Đông.

Vì vậy, nhiều quốc gia có tiềm lực quốc phòng cỡ trung bình sẽ chọn một hướng đi ít tốn kém hơn rất nhiều mà có hiệu quả cao, đó là phát triển Hạm đội tàu ngầm. Tàu ngầm tấn công Diesel - điện hiện đại có chi phí đóng mới cũng như vận hành thấp hơn rất nhiều so với tàu sân bay nhưng lại có một sức răn đe vô cùng ghê gớm. Việc phát hiện nó là không hề dễ dàng trong khi tàu ngầm lại được trang bị những vũ khí vô cùng mạnh mẽ, đây cũng là một thách thức không hề nhỏ đối với tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Ấn Độ.

Vì vậy, nhiều quốc gia có tiềm lực quốc phòng cỡ trung bình sẽ chọn một hướng đi ít tốn kém hơn rất nhiều mà có hiệu quả cao, đó là phát triển Hạm đội tàu ngầm. Tàu ngầm tấn công Diesel - điện hiện đại có chi phí đóng mới cũng như vận hành thấp hơn rất nhiều so với tàu sân bay nhưng lại có một sức răn đe vô cùng ghê gớm. Việc phát hiện nó là không hề dễ dàng trong khi tàu ngầm lại được trang bị những vũ khí vô cùng mạnh mẽ, đây cũng là một thách thức không hề nhỏ đối với tàu sân bay. Ảnh: Tàu ngầm tấn công Kilo của Hải quân Ấn Độ.

Mặc dù bị nhiều phương thức tác chiến mới như tên lửa chống hạm hành trình, tàu ngầm hay tiêm kích tấn công, tuy nhiên vị thế của tàu sân bay vẫn không hề lung lay, là một biểu tượng sức mạnh hải quân từ Thế chiến cho đến nay và ít nhất là trong tương lai gần, vị thế này không thể nào bị xô đổ. Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh.

Mặc dù bị nhiều phương thức tác chiến mới như tên lửa chống hạm hành trình, tàu ngầm hay tiêm kích tấn công, tuy nhiên vị thế của tàu sân bay vẫn không hề lung lay, là một biểu tượng sức mạnh hải quân từ Thế chiến cho đến nay và ít nhất là trong tương lai gần, vị thế này không thể nào bị xô đổ. Ảnh: Tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh.

Tuy nhiên, kết luận lại rằng, để tự chế tạo và vận hành được tàu sân bay quả thật là không hề dễ dàng. Về cả tiền cũng như kỹ thuật, công nghệ của quốc gia đòi hỏi rất cao mới có thể sở hữu được thế vũ khí hoành tráng và đắt tiền này dù cho sức mạnh của nó như thế nào còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ảnh: Tàu sân bay độc nhất của Hải quân Nga hiện nay - chiếc Đô đốc Kuznetsov

Tuy nhiên, kết luận lại rằng, để tự chế tạo và vận hành được tàu sân bay quả thật là không hề dễ dàng. Về cả tiền cũng như kỹ thuật, công nghệ của quốc gia đòi hỏi rất cao mới có thể sở hữu được thế vũ khí hoành tráng và đắt tiền này dù cho sức mạnh của nó như thế nào còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ảnh: Tàu sân bay độc nhất của Hải quân Nga hiện nay - chiếc Đô đốc Kuznetsov

Video Tàu sân bay USS Carl Vinson Mỹ thăm Việt Nam - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuong-quoc-quan-su-dong-tau-san-bay-tien-khong-phai-tat-ca-1422532.html