Cựu chỉ huy tàu khu trục Nga ăn trộm chân vịt đồng nặng 13 tấn
Viên sỹ quan chỉ huy của Hải quân Nga đã ăn trộm cánh quạt đồng nặng 13 tấn từ chính chiếc tàu khu trục mình đang phục vụ.
Tàu khu trục Bespokoynyy.
Trang The Drive cho đưa tin, Hải quân Nga nói rằng một cựu chỉ huy của tàu khu trục lớp Sovremenny hiện đã ngừng hoạt động có tên Bespokoynyy, đã âm mưu với những người khác và đánh cắp hai cánh quạt bằng được chế tạo bằng đồng của chiến hạm khi nó đang ở trong ụ tàu để chuẩn bị chuyển thành một bảo tàng nổi.
Theo trang thông tin của Mỹ, vụ việc nghe có vẻ giống cốt truyện của một bộ phim trộm cắp hài hước của Hollywood, trong đó những tên trộm được cho là đã tráo cặp chân vịt, mỗi chiếc nặng khoảng 13 tấn để thay thế chúng bằng những chân vịt được làm từ kim loại rẻ hơn.
Hãng Interfax của Nga vào ngày 11 tháng 1 năm 2021 vừa qua cũng đã đưa tin rằng, Sergei Sharshavykh, người đứng đầu bộ phận điều tra quân sự của Hạm đội Baltic, Hải quân Nga, xác nhận rằng cuộc điều tra về vụ trộm đã gần hoàn tất.
Tên của cựu chỉ huy tàu Bespokoynyy, hoặc bất kỳ đồng phạm nào của ông này, và loại án phạt mà họ có thể phải đối mặt, đã không được tiết lộ. Hai cánh quạt được định giá khoảng 39 triệu rúp, tương đương khoảng 522.513 USD theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm hiện tại.
Ông Sharshavykh, điều tra viên Hải quân Nga nói với Interfax rằng, để "che dấu vết", những kẻ liên quan đến vụ trộm đã làm giả những chiếc chân vịt, trong đó chế tạo chúng bằng các vật liệu có giá thành và chất lượng thấp hơn vài lần so với các thiết bị bằng quan trọng của tàu được làm từ đồng nguyên bản.
Vụ trộm diễn ra tại Nhà máy đóng tàu Yantar ở vùng Kaliningrad của Nga, nơi cách biệt về mặt địa lý với phần còn lại của đất nước và nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên Biển Baltic. Khu vực Kaliningrad, nơi được quân sự hóa nhiều, đây cũng là nơi đặt trụ sở của Hạm đội Baltic.
Không rõ vụ trộm diễn ra khi nào, nhưng ông Sharshavykh nói rằng điều đó xảy ra sau khi tàu khu trục Bespokoynyy đến Yantar vào năm 2016 để chuyển đổi thành tàu bảo tàng như một phần trong quá trình ngừng hoạt động của Hải quân Nga.
Quá trình đó bao gồm việc loại bỏ hai chân vịt của tàu khu trục, cũng như các trục truyền động của chiến hạm, và niêm phong thân tàu theo cách để cho phép nó nổi mà không cần bảo dưỡng thường xuyên.
Tàu khu trục nói trên đã chính thức ngừng hoạt động vào năm 2018 và hiện đang được trưng bày tại Công viên Patriot ở Kronstadt, trên Đảo Kotlin, gần St.Petersburg.
Có tổng cộng 21 chiếc khu hạm thuộc lớp Sovremenny, còn được gọi là lớp Project 956 Sarych, đã được chế tạo, chiếc đầu tiên được chuyển giao cho Hải quân Liên Xô vào năm 1980.
Việc đóng các tàu này, trong đó có 4 chiếc cuối cùng được chuyển cho Hải quânTrung Quốc tiếp tục ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tàu Bespokoynyy chỉ được đưa vào hoạt động vào ngày 28 tháng 12 năm 1991, hai ngày sau khi chính quyền Xô Viết Tối cao chính thức bỏ phiếu giải thể Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Xô viết.
Những tàu khu trục thuộc lớp này có lượng choán nước khoảng 6.600 tấn với tải trọng cơ bản, nhưng có thể tăng lên gần 8.500 tấn với toàn tải chiến đấu. Vũ khí chính của các tàu là 8 tên lửa chống hạm siêu thanh P-270 Moskit, còn được gọi là SS-N-22 Sunburn cho NATO.
Chúng cũng có thể mang tới 48 tên lửa đất đối không 3S90 Uragan, phiên bản hải quân hóa của 9K37 Buk, còn được liên minh NATO gọi là SA-N-7 Gadfly. Các tàu có hai bệ pháo 130mm đôi, cũng như các ống phóng ngư lôi, cũng có khả năng bắn tên lửa chống ngầm và hệ thống vũ khí tầm gần AK-630.
Vào thời điểm xuất hiện con tàu đầu tiên thuộc lớp Sovremenny, chiếm hạm loại này cũng có một số radar, hệ thống liên lạc và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất ở bất kỳ đâu trong hạm đội Liên Xô.
Thiết kế ban đầu của Dự án 956 được theo sau bởi một biến thể Dự án 956A được cải tiến một chút, được phân biệt dễ dàng nhất bằng việc bổ sung các ống tên lửa dài hơn để chứa các phiên bản cải tiến của tên lửa P-270.
Trong khi đó, các chiếm hạm trong biên chế của Hải quân Trung Quốc đã được nâng cấp và được gọi tên lần lượt là Type 956E và Type 956EM, sau này cũng đã được trang bị thêm các loại vũ khí để thay thế các trang bị từ thời Liên Xô.
Hiện và các hệ thống khác vũ khí Liên Xô đã được Trung Quốc thay thế bằng các thế hệ trang bị hiện đại hơn do chính Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12 và tên lửa đất đối không HQ-16.