Cứu sống bệnh nhân hôn mê, ngừng tim nhờ kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Các bác sĩ Bệnh viện E vừa cứu sống một bệnh nhân nhờ áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Đây là phương pháp bảo vệ thần kinh đem lại hiệu quả cao trong điều trị sau ngừng tuần hoàn, giúp giảm thiểu các tổn thương não, thần kinh của những bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Theo đó, bệnh nhân N.A.T (26 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) được chuyển đến Khoa Cấp cứu (Bệnh viện E) trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ Khoa Cấp cứu đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân, khôi phục nhịp tim nhưng bệnh nhân vẫn trong vào tình trạng hôn mê sâu và phải duy trì phối hợp thuốc vận mạch liều cao để duy trì nhịp tim - huyết áp.

Ngay lập tức, cuộc hội chẩn giữa các bác sĩ của Khoa Cấp cứu, Trung tâm Tim mạch và Khoa Hồi sức tích cực - chống độc để tìm nguyên nhân và thảo luận phương pháp điều trị hiệu quả cứu sống bệnh nhân tốt nhất.

Cuối cùng các bác sĩ đã đưa ra phương án vừa phải áp dụng các biện pháp hồi sức cứu sống bệnh nhân, vừa phải giảm tối đa việc để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề cho bệnh nhân.

Các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để cứu sống bệnh nhân.

Các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để cứu sống bệnh nhân.

Nhờ sự phối hợp cấp cứu nhanh chóng của đội ngũ bác sĩ Khoa Cấp cứu cùng sự nỗ lực của tập thể các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, việc hồi sức kịp thời và áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt sớm đã giúp cứu sống bệnh nhân thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

Tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não, giảm thiểu di chứng thần kinh cho bệnh nhân, bên cạnh các biện pháp hồi sức như thở máy, lọc máu liên tục…

Tín hiệu đáng mừng là sau khi tiến hành can thiệp các biện pháp hồi sức tích cực và quy trình 24 giờ hạ thân nhiệt chỉ huy, bệnh nhân đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, đồng tử của bệnh nhân đã co nhỏ, có phản xạ rõ

Sau ngày thứ 5 điều trị, bệnh nhân đã có các phản xạ cựa chân tay khi kích thích đau, huyết áp bệnh nhân gần như ổn định trở lại. Sau ngày thứ 7, bệnh nhân đã mở mắt theo y lệnh. Đến nay, sau hơn 1 tháng ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động, tự ăn uống và đi lại được.

BSCKII Vũ Hải Vinh – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện E, giải thích ngừng tim (còn gọi là ngừng tuần hoàn) là nguyên nhân của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, nhưng với những bệnh nhân bị ngừng tim ngoại viện, thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10%, nhiều bệnh nhân sống sót có di chứng thần kinh nặng nề, nguyên nhân chính sau ngừng tuần hoàn: tổn thương não, tổn thương tim và các phản ứng viêm có hại khác... Hậu quả là phù não, viêm và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.

Bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động, tự ăn uống và đi lại được.

Bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động, tự ăn uống và đi lại được.

Vì vậy, các bác sĩ đã lựa chọn áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt theo mục tiêu để cứu sống bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn. Kỹ thuật hạ thân nhiệt theo mục tiêu là phương pháp điều trị sử dụng kỹ thuật giúp kiểm soát thân nhiệt người bệnh ở mức 32-36 độ C trong vòng 24 giờ - 72 giờ sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công.

Sau đó sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để giúp bảo vệ cho tế bào não tránh tổn thương và hồi phục. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ nâng dần nhiệt độ bệnh nhân 0,25 độ/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường.

GS.TS. Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện khẳng định, Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với sự phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa mũi nhọn: tim mạch, thần kinh, cấp cứu, hồi sức tích cực, gây mê… với việc áp dụng nhiều kỹ thuật hồi sức cấp cứu chuyên sâu như kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO, kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cùng các kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành, lọc máu liên tục CVVH, thông khí nhân tạo…

Giờ đây những bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch với các bệnh lý tim mạch, ngừng tuần hoàn do các nguyên nhân khác nhau, thương tổn não nặng do bị chấn thương hoặc tai biến mạch não… sẽ có thể được áp dụng các kỹ thuật chuyên sâu nhằm mang lại nhiều hơn cơ hội được cứu sống.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/cuu-song-benh-nhan-hon-me-ngung-tim-nho-ky-thuat-ha-than-nhiet-chi-huy-d168620.html