Đả cẩu bổng pháp: Tuyệt kỹ lừng danh ra đời từ nỗi lo… chó cắn
Đả cẩu bổng pháp - môn võ công vang danh thiên hạ của Cái Bang ra đời chỉ vì nỗi sợ bị… chó cắn.
Trong những bộ phim truyện kiếm hiệp Kim Dung, Cái Bang thường được giới võ lâm đồng đạo nhắc đến như một môn phái có độ ảnh hưởng danh thế cùng phạm vi hoạt động cực kỳ rộng lớn. Bên cạnh đó, môn phái này cũng nổi tiếng khắp chốn giang hồ với hai bộ võ công độc môn Giáng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp. Đặc biệt xét riêng về Đả Cẩu Bổng, chắc chắn 100% fan kiếm hiệp sẽ “té ngửa” khi biết sự thật, đây là bộ võ công mà phái Cái Bang sáng tạo ra từ nỗi sợ bị… chó cắn.
“Đả Cẩu Bổng Pháp” có nghĩa là dùng gậy trúc để đánh ác cẩu, cho nên lúc đi hành khất các nhân vật trong Cái Bang thường mang theo một cây đả cẩu bổng để phòng khi chó dữ tấn công. Đả cẩu bổng pháp thường rất nhanh nhẹn, linh động, tùy cơ ứng biến. Văn hóa dân gian Trung Quốc có hẳn một câu chuyện ngụ ngôn riêng để kể về điển tích này, theo đó vào thời Bắc Tống, có một tên địa chủ giàu có nhưng rất keo kiệt tên là Vương Toán, lần nọ có một người ăn xin tới gõ cửa gia phủ của Vương Toán để cầu thực, Vương Toán vốn không có ý cho đồ ngược lại còn muốn đuổi người ăn xin đi, nhưng do trong nhà đang tiếp khách quý nên hắn muốn tỏ ra là một người tốt bụng. Hắn liền nghĩ tới một kế bảo gia nhân mời người ăn mày vào trong phủ, lấy cơm thừa của chó bố thí cho ông ta sau đó lập tức đóng cửa thả chó.
Dĩ nhiên sau đó người ăn mày đáng thương không những không nhận được chút đồ ăn nào mà còn bị đám chó nhà Vương Toán hành cho một trận tơi tả. Nuôi hận trong lòng, người ăn mày đó đã tự dùng cây gậy của chính mình và sáng tạo ra những thế đòn chống trả lại loài chó, tiếp đến ông đặt tên cho nó là “Đả Cẩu Bổng Pháp” và phổ biến võ công này cho những huynh đệ cùng cảnh hành khất như mình. Mục đích bộ võ công cốt dùng để trị đám chó dại hay cắn xằng, đặc biệt là những kẻ giàu tiền tài, tâm tà ác như lão địa chủ Vương Toán.
“Đả Cẩu Bổng Pháp” là một loại Côn pháp chí cao có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Khẩu quyết tâm pháp của bộ võ công này được thi triển theo đường lối “Tứ lạng bạt thiên cân” (Bốn lạng bạt ngàn cân), áp dụng theo 8 quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khóa, xoay. Trong vòng mấy trăm năm, Cái Bang gặp họa nguy khốn, bang chủ phải thường xuyên ra mặt dùng Đả cẩu bổng pháp diệt tà trừ ác khiến cho quần tà phải khiếp sợ.
Cũng giống như Giáng Long Thập Bát Chưởng, Đả Cẩu Bổng Pháp là thể võ công chỉ Bang chủ Cái Bang khi kế nhiệm mới được truyền thụ. Tuy nhiên tới thời của Hồng Thất Công thì ông lại quyết định mở tâm truyền dạy lại nó cho người ngoài Cái Bang, người học được võ công này chính là Hoàng Dung, tiểu tử Dương Quá về sau cũng được sư mẫu của mình truyền thụ lại.
Trong tiểu thuyết Kim Dung, nhà văn này đề cập tới một số chiêu thức của Đả cẩu bổng pháp. Đây đều là những chiêu thức biến hóa khôn lường, xuất thần nhập hóa, mạnh mẽ vô luận.
1. Ác cẩu lan lộ (chó dữ chặn đường – phong tự quyết). Tức là nhấc đả cẩu bổng đặt ngang trước thân để chặn sự công kích của địch, tùy tình hình mà nghiêng gậy mượn lực bên ngoài đánh vào binh khí của địch.
2. Bổng đả song khuyển (gậy đánh hai con chó – triền tự quyết). Nghĩa là nhanh chóng dùng đả cẩu bổng quét qua hai chân địch.
Tà đả cẩu bối (đánh vào vai chó – dẫn tự quyết). Nghĩa là dùng đả cẩu bổng vẫy qua vẫy lại, để địch khó xác định hướng đánh, nhân lúc địch sơ hở đánh vào má của hắn.
3. Bát cẩu triều thiên (đẩy cẩu chỉ thiên – phong tự quyết). Dùng thân gậy chìa ra, đem đầu trước của binh khí địch gạt lên trời.
4. Ngao khẩu đoạt trượng (cướp gậy từ miệng chó – bạn tự quyết). Nếu như gậy bị địch cướp đi thì trước hết duỗi hai ngón tay giữa của tay phải ra đánh vào hai mắt địch, đồng thời chân trái lật lại áp vào thân gậy lập tức đoạt lại, chiêu này biến hóa thất thường, chắc chắn đoạt được gậy, chiêu này cao hơn cao thủ nhiều, đối thủ khó mà bảo toàn được.
5. Bổng đả cẩu thủ (dùng gậy đánh vào đầu chó – phách tự quyết). Nhanh chóng dùng gậy đánh vào đỉnh đầu của địch.
6. Phản tróc cẩu đồn (dùng dậy đâm vào mông chó – tróc tự quyết). Nghĩa là lấy thân gậy quét qua bàn tọa của địch.
7. Bổng khiêu lạt khuyển (dùng gậy đánh lạt khuyển – khiêu tự quyết). Lúc gậy bị địch nắm chặt lại, trước tiên nghiêng thân gậy, sau đó đánh bật địch ra.
8. Dùng thân gậy chìa ra, đặt trên binh khí của địch từ từ đè xuống, xuất chiêu sức nặng ngàn cân để đè ép địch.
9. Thiên hạ vô cẩu (Thiên hạ không còn chó – phách tự quyết). Đây là tuyệt chiêu cuối cùng của đả cẩu bổng pháp, dung hợp hơn 30 chiêu của Đả cẩu bổng pháp, một khi xuất chiêu địch sẽ thấy bốn phương tám hướng đều là gậy, kình lực phát ra, mạng người khó giữ, dù thêm một vài tên nữa cũng sẽ bị đánh chết đồng loạt cho nên mới gọi là “Thiên hạ vô cẩu”. Đây chính là sự tinh diệu của bổng pháp, kình lực mạnh mẽ, đạt đến cảnh giới của võ thuật Trung Hoa.