Mặc dù là phiên bản nội địa từng chỉ được dành riêng cho Không quân Nga. Tuy nhiên, Belarus cũng vừa nhận được những chiếc tiêm kích Su-30SM đầu tiên do Nga chuyển giao trong năm 2019 này. Nguồn ảnh: Livejournal.
Việc Nga bán Su-30SM cho Belarus mở ra một cơ hội cho các quốc gia đã từng sở hữu loại chiến đấu cơ dòng Su-30 trong biên chế có thể tiếp cận được với dòng Su-30SM - vốn được coi là phiên bản hiện đại hơn nhiều so với các bản Su-30 khác. Nguồn ảnh: Livejournal.
So với các phiên bản chiến đấu cơ Su-30 khác, đặc biệt là Su-30MKI, Su-30SM có cải biến đặc biệt về động cơ vector. Đây là phiên bản có hiệu suất chiến đấu rất cao, vượt trội hơn hoàn toàn so với Su-30MKI. Nguồn ảnh: Livejournal.
Hậu tố SM trong tên hiệu của Su-30SM có nghĩa là "Sản xuất hàng loạt và Hiện đại hóa". Phiên bản này được Không quân Nga yêu cầu có sự nâng cấp về hệ thống radar, điện đàm liên lạc, hệ thống nhận diện địch - ta, ghế phóng thoát hiểm, vũ khí và một vài kiểu dáng khí động học khác. Nguồn ảnh: Livejournal.
Riêng về hệ thống radar, Su-30SM được trang bị radar N011M Bars. Đây là loại radar cực kỳ hiện đại được Nga trang bị trên các chiến đấu cơ của nước này. N011M Bars có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 400 km, tìm kiếm mục tiêu ở khoảng cách 200 km bằng hệ thống radar quét mảng. Nguồn ảnh: Livejournal.
Su-30SM được thiết kế để trở thành loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không nhưng cũng vẫn giữ lại được khả năng đánh đất của dòng Su-30 với việc tương thích với nhiều loại vũ khí bao gồm cả không đối không lẫn không đối đất. Nguồn ảnh: Livejournal.
Tối đa, số lượng vũ khí mà chiếc chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất dòng Su-30 này có thể mang được lên tới 8 tấn. Ngoài ra, Su-30SM còn được trang bị một pháo chính cỡ nòng 30mm. Nguồn ảnh: Livejournal.
Để đảm bảo khả năng hoạt động vượt tầm lý thuyết, Su-30SM cũng được trang bị khả năng tái nạp nhiên liệu trong khi bay. Nguồn ảnh: Livejournal.
Bên cạnh đó, tiêm kích Su-30SM còn có khả năng tác chiến điện tử khá tốt với việc mang theo được hai pods gây nhiễu SAP-518 ở đầu cánh. Loại pods áp chế điện tử này cho phép bảo vệ chiến đấu cơ Su-30SM khỏi các loại tên lửa đất đối không hoặc không đối không bằng cách làm nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương. Nguồn ảnh: Livejournal.
Nếu được trang bị các loại tiêm kích Su-30SM trong tương lai, Không quân Việt Nam sẽ có khả năng tác chiến không đối không cực kỳ vượt trội, tớt hơn hẳn so với việc sử dụng các tiêm kích Su-30MK2V hiện tại - vốn được tối ưu hóa vào nhiệm vụ đánh đất, đánh biển. Nguồn ảnh: Livejournal.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ Su-30SM - phiên bản Su-30 hiện đại bậc nhất của Nga.
Khắc Đôn