Đa dạng hình thức gỡ khó cho doanh nghiệp

Thời gian qua, UBND tỉnh, các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố đã thực hiện đa dạng các hình thức tiếp nhận, giải đáp kiến nghị của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Qua đó, góp phần gỡ khó, tạo thuận lợi để DN hoạt động ổn định, sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Lãnh đạo Công ty TNHH Huy Hoàng, thành phố Lạng Sơn nêu kiến nghị tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND tỉnh với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Lãnh đạo Công ty TNHH Huy Hoàng, thành phố Lạng Sơn nêu kiến nghị tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND tỉnh với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Tại huyện Văn Quan, công tác thu gom, xử lý rác thải tập trung được thực hiện tại thị trấn Văn Quan và xã Điềm He. Rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về bãi xử lý rác Tân Long, thị trấn Văn Quan.

Ông Hoàng Hữu An, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Tân Minh, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan cho biết: Trước đây, DN gặp khó do chưa có trạm trung chuyển rác. Sau khi kiến nghị, đơn vị đã được ngành chức năng tỉnh, UBND huyện Văn Quan hỗ trợ, hướng dẫn gỡ khó. Theo đó, DN đã phối hợp với phòng chức năng huyện xác định vị trí đất phù hợp và tham mưu đưa vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Quan đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 15/2/2023. Cụ thể, vị trí đất quy hoạch trạm trung chuyển rác có diện tích 850 m2 tại phố Điềm He 2, xã Điềm He. Hiện đơn vị đang tiến hành lập phương án đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, trên cơ sở đó DN sẽ lập phương án hỗ trợ bồi thường và triển khai xây dựng.

"Huyện Cao Lộc hiện có 443 DN đăng ký hoạt động. Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn song cộng đồng DN trên địa bàn đã nỗ lực vượt khó, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2023, cộng đồng DN trên địa bàn huyện đã đóng ngân sách Nhà nước trên 57 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 3.000 lao động địa phương. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện cũng chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ DN. Từ năm 2023 đến nay, thông qua hội nghị đối thoại, gặp gỡ DN, HTX, tại bộ phận "một cửa" UBND huyện, qua các nhóm zalo… ngành chức năng huyện đã tiếp nhận, giải quyết trên 40 ý kiến, kiến nghị của DN trên địa bàn. Các ý kiến đã được phòng, ban chuyên môn của huyện lắng nghe giải đáp trực tiếp và có văn bản trả lời cụ thể. Thời gian tới, chính quyền huyện tiếp tục tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trên tinh thần 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”. Đồng thời, huyện chủ trương nâng cao sự năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo các cấp chính quyền trong hỗ trợ DN; kiên quyết xử lý những trường hợp gây khó khăn cho DN. Qua đó, quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trên địa bàn sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn".

"Huyện Cao Lộc hiện có 443 DN đăng ký hoạt động. Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn song cộng đồng DN trên địa bàn đã nỗ lực vượt khó, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Năm 2023, cộng đồng DN trên địa bàn huyện đã đóng ngân sách Nhà nước trên 57 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 3.000 lao động địa phương. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền huyện cũng chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ DN. Từ năm 2023 đến nay, thông qua hội nghị đối thoại, gặp gỡ DN, HTX, tại bộ phận "một cửa" UBND huyện, qua các nhóm zalo… ngành chức năng huyện đã tiếp nhận, giải quyết trên 40 ý kiến, kiến nghị của DN trên địa bàn. Các ý kiến đã được phòng, ban chuyên môn của huyện lắng nghe giải đáp trực tiếp và có văn bản trả lời cụ thể. Thời gian tới, chính quyền huyện tiếp tục tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trên tinh thần 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”. Đồng thời, huyện chủ trương nâng cao sự năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo các cấp chính quyền trong hỗ trợ DN; kiên quyết xử lý những trường hợp gây khó khăn cho DN. Qua đó, quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2024, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trên địa bàn sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn".

Ông Nguyễn Duy Anh, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc

Đây là 1 trong số nhiều kiến nghị của DN được ngành chức năng, UBND cấp huyện phối hợp tháo gỡ. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 4.470 DN, 756 chi nhánh, văn phòng đại diện DN với tổng số vốn đăng ký gần 54.000 tỷ đồng. Thời gian qua, các DN trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Để gỡ khó, tạo thuận lợi cho DN, các sở, ngành của tỉnh đã thực hiện đa dạng hình thức tiếp nhận kiến nghị, giải đáp vướng mắc. Đơn cử tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), sở ban hành thông báo gửi các hội, Hiệp hội DN, các DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời đăng tải trên trang thông tin của sở về việc tiếp nhận và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của DN, hợp tác xã (HTX). Năm 2023, Sở KH&ĐT đã tiếp nhận, tổng hợp chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 123 kiến nghị của DN. Từ đầu năm 2024 đến nay, sở tiếp nhận 19 kiến nghị của 7 DN chuyển các sở, ngành liên quan trả lời, hướng dẫn DN tháo gỡ. Các kiến nghị tập trung vào một số nội dung: công tác quy hoạch, đất đai; công tác giao thương hàng hóa tại cửa khẩu... Sau khi được ngành chức năng tỉnh xem xét, hướng dẫn, các DN dần tháo gỡ được khó khăn, ổn định sản xuất.

"Xác định tầm quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho DN, từ năm 2023, Sở Tư pháp đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 18/9/2023 về thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HTPL cho DN giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, sở cũng thực hiện đa dạng các hình thức HTPL cho DN trên địa bàn. Từ năm 2023 đến nay, sở đã phối hợp thực hiện 15 số trên chuyên mục: “HTPL cho DN” trên sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Cùng đó, sở thực hiện biên soạn và cấp phát 1.400 cuốn cẩm nang pháp luật “Một số chính sách về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, sở tổ chức 2 lớp tập huấn, hội nghị phổ biến pháp luật, hội thảo có nội dung liên quan đến DN cho gần 200 lượt người tham dự. Thời gian tới, sở tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội DN tỉnh thực hiện HTPL cho DN; tiếp tục đổi mới nội dung nâng cao hiệu quả công tác HTPL như: xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục pháp luật cho DN trên các phương tiện thông tin; nghiên cứu phối hợp xây dựng câu lạc bộ doanh nhân với pháp luật… Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN".

"Xác định tầm quan trọng của công tác hỗ trợ pháp lý (HTPL) cho DN, từ năm 2023, Sở Tư pháp đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 18/9/2023 về thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác HTPL cho DN giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, sở cũng thực hiện đa dạng các hình thức HTPL cho DN trên địa bàn. Từ năm 2023 đến nay, sở đã phối hợp thực hiện 15 số trên chuyên mục: “HTPL cho DN” trên sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Cùng đó, sở thực hiện biên soạn và cấp phát 1.400 cuốn cẩm nang pháp luật “Một số chính sách về hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, sở tổ chức 2 lớp tập huấn, hội nghị phổ biến pháp luật, hội thảo có nội dung liên quan đến DN cho gần 200 lượt người tham dự. Thời gian tới, sở tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội DN tỉnh thực hiện HTPL cho DN; tiếp tục đổi mới nội dung nâng cao hiệu quả công tác HTPL như: xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục pháp luật cho DN trên các phương tiện thông tin; nghiên cứu phối hợp xây dựng câu lạc bộ doanh nhân với pháp luật… Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN".

Ông Vũ Quang Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Ngoài ra, hằng năm UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nhằm nắm bắt khó khăn của DN trên địa bàn. Năm 2023, tại hội nghị đối thoại, UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện đã tiếp nhận, trả lời trực tiếp 180 ý kiến của DN. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 4 huyện, thành phố tổ chức hội nghị đối thoại tiếp nhận 25 ý kiến vướng mắc của các DN tập trung vào một số nội dung: công tác giải phóng mặt bằng; vệ sinh môi trường... Các ý kiến của DN đã được phòng chức năng huyện, thành phố giải đáp trực tiếp và trả lời cụ thể bằng văn bản.

Đặc biệt, để kịp thời gỡ khó cho các DN, nhà đầu tư các dự án lớn, dự án trọng điểm, dự án phát sinh nhiều vướng mắc, từ năm 2023, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng và tổ hỗ trợ đầu tư do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. Với vai trò là cơ quan thường trực 2 tổ công tác trên, trong năm 2023, Sở KH&ĐT đã chủ trì phối hợp với các ngành tháo gỡ khó khăn tại 27 dự án đầu tư; ban hành trên 150 văn bản hướng dẫn DN các thủ tục điều chỉnh dự án, đề xuất dự án mới... Trong quý I/2024, sở đã giải quyết, chuyển kiến nghị và đôn đốc các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn 12 dự án. Các vướng mắc của DN chủ yếu tập trung vào một số nội dung như: hỗ trợ tái định cư; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng...

Ông Hồ Phi Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho biết: Thời gian qua, Hiệp hội DN tỉnh cũng như các DN hội viên đã có nhiều kiến nghị, vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, kinh doanh, lĩnh vực đất đai… gửi đến các sở, ngành của tỉnh để được xem xét tháo gỡ. Trong đó, nhiều ý kiến, kiến nghị của DN đã được các sở, ngành chức năng trả lời và giải đáp nhanh gọn. Chúng tôi mong muốn thời gian tới UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động gặp mặt, đối thoại với cộng đồng DN theo các tuyến huyện, thành phố và theo chuyên đề, khối ngành kinh doanh; từ đó, giúp cộng đồng DN có thêm cơ hội nêu ý kiến, kiến nghị để ngành chức năng định hướng, hỗ trợ kịp thời.

Bà Dương Thị Hoan, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Thời gian tới, sở tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công khai quy trình, thủ tục, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của DN trên trang thông tin điện tử của từng đơn vị; tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN; kịp thời giải quyết kiến nghị, đề xuất của DN bằng văn bản với thời hạn cụ thể. Đồng thời, sở tham mưu UBND tỉnh tổ chức đối thoại, gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với DN, nhà đầu tư để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn; phát huy hiệu quả vai trò của 2 tổ công tác đặc biệt. Cùng đó, sở đẩy mạnh các hoạt động nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp khó khăn, vướng mắc của DN, nhà đầu tư, đề xuất UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Việc UBND tỉnh, ngành chức năng, UBND cấp huyện quan tâm tiếp nhận kiến nghị, kịp thời gỡ khó đã giúp DN ổn định sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Năm 2023, cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh nộp ngân sách Nhà nước trên 587 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 46.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.

LIỄU CHANG

Nguồn Lạng Sơn: https://baolangson.vn/da-dang-hinh-thuc-go-kho-cho-doanh-nghiep-5006064.html