Đà Nẵng, Nghệ An, Bình Thuận cấp tập chuẩn bị ứng phó siêu bão Noru

Người dân Đà Nẵng, Nghệ An và Bình Thuận đang khẩn trương đưa tàu thuyền, ngư lưới cụ lên bờ để tránh bão Noru đang tiến vào đất liền.

Đà Nẵng

Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn, Đà Nẵng sẽ là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4 (bão Nuro), nên từ sáng ngày 25/9, các địa phương, người dân ven biển Đà Nẵng đã chủ động đưa tàu thuyền, phương tiện lên bờ để trú tránh bão.

 Ngư dân Đà Nẵng khẩn trương cẩu tàu thuyền lên bờ.

Ngư dân Đà Nẵng khẩn trương cẩu tàu thuyền lên bờ.

Tại âu thuyền Thọ Quang, hàng trăm tàu thuyền đánh bắt trên biển đã được lực lượng chức năng kêu gọi, hướng dẫn về đây neo đậu trú tránh bão hết sức khẩn trương. Tàu cá của ngư dân được hướng dẫn neo đậu, chằng níu đúng vị trí, đảm bảo khoảng cách an toàn trong trường hợp bão đổ bộ vào đất liền. Ý thức được mức độ nguy hiểm của bão, ngư dân chấp hành nghiêm các quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Trong khi đó, tại khu vực vịnh Mân Thái, quận Sơn Trà, đến trưa ngày 25/9, ngư dân cũng đang khẩn trương kéo, di chuyển thuyền, thuyền thúng, ghe gắn máy cùng ngư lưới cụ lên bờ một cách khẩn trương.

Clip: Ngư dân di chuyển tàu thuyền tránh bão.

Ông Phạm Ngọc Ánh (62 tuổi, một ngư dân phường Mân Thái) cho biết: "Theo cảnh báo thì đây sẽ là cơn bão nguy hiểm, nên bà con ngư dân rất đề cao cảnh giác, chủ động ứng phó. Tranh thủ thời tiết nắng, dân làng hô hào nhau kéo thuyền, ghe lên bờ. Tàu to, thúng to chúng tôi phải thuê máy cẩu mới cẩu được lên bờ".

Tại khu vực, cầu cảng CT.15 trong sáng nay, hàng chục lượt tàu thuyền đã được các cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát biên phòng CT.15 (Đồn Biên phòng Sơn Trà) hướng dẫn di chuyển sớm về neo đậu trú bão. Các cán bộ, chiến sĩ biên phòng cũng đã hỗ trợ nhiều ngư dân cẩu các thuyền, thúng lên xe cẩu để đưa vào tập kết ở các khu đất trống cao ráo ở dọc một số tuyến đường ven biển của quận Sơn Trà để tránh bão.

UBND quận Sơn Trà cũng đã tổ chức họp khẩn với các phòng, ngành và địa phương để triển khai công tác ứng phó với bão. Tiến hành rà soát, chuẩn bị sẵn sàng sơ tán nhân dân, sinh viên, công nhân thuê trọ ở các nhà ở không bảo đảm an toàn. Các địa phương cũng đã tiến hành thông báo về mức độ nguy hiểm của bão Noru đồng thời tiến hành hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa.

 Ngư dân tranh thủ thu gom ngư cụ đưa lên bờ.

Ngư dân tranh thủ thu gom ngư cụ đưa lên bờ.

 Việc di chuyển tàu thuyền hết sức khẩn trương.

Việc di chuyển tàu thuyền hết sức khẩn trương.

 Hàng trăm tàu thuyền đã được kéo lên bờ an toàn.

Hàng trăm tàu thuyền đã được kéo lên bờ an toàn.

 Một tuyến đường ở quận Sơn Trà tàu thuyền được kéo lên, xếp hàng dài.

Một tuyến đường ở quận Sơn Trà tàu thuyền được kéo lên, xếp hàng dài.

 Một ngư dân thu gom ngư cụ trên biển Đà Nẵng.

Một ngư dân thu gom ngư cụ trên biển Đà Nẵng.

 Nhiều hàng quán ven biển chủ động tháo dỡ biển hiệu, di chuyển thiết bị, hàng hóa trước khi bão đổ bộ.

Nhiều hàng quán ven biển chủ động tháo dỡ biển hiệu, di chuyển thiết bị, hàng hóa trước khi bão đổ bộ.

 Nhiều bãi tắm, các hộ dân buôn bán bắt đầu thu gom, che đậy và di chuyển vật dụng vào trong để tránh bão.

Nhiều bãi tắm, các hộ dân buôn bán bắt đầu thu gom, che đậy và di chuyển vật dụng vào trong để tránh bão.

N ghệ An

Nhằm ứng phó với cơn bão Noru, ngư dân Nghệ An đã di chuyển tàu, thuyền vào cập bờ, đồng thời chằng dây neo, căng bạt để đảm bảo an toàn và tránh nước ngập vào thuyền.

 Ghi nhận chiều 25/9, tại cảng cá Cửa Hội (Nghệ An), ngư dân đang hối hả chằng néo dây neo, căng bạt để phòng chống bão Noru. Việc ngư dân chằng néo phương tiện tại các âu thuyền để hạn chế va đập do ảnh hưởng của bão.

Ghi nhận chiều 25/9, tại cảng cá Cửa Hội (Nghệ An), ngư dân đang hối hả chằng néo dây neo, căng bạt để phòng chống bão Noru. Việc ngư dân chằng néo phương tiện tại các âu thuyền để hạn chế va đập do ảnh hưởng của bão.

 Anh Võ Văn Hiền (SN 1985, trú phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) cho biết: “Vài ngày tới đoàn tàu của chúng tôi có thể chuẩn bị ra khơi. Tuy nhiên nghe dự báo thời tiết vài ngày tới có bão đổ bộ nên chúng tôi phải về nơi trú bão an toàn”.

Anh Võ Văn Hiền (SN 1985, trú phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) cho biết: “Vài ngày tới đoàn tàu của chúng tôi có thể chuẩn bị ra khơi. Tuy nhiên nghe dự báo thời tiết vài ngày tới có bão đổ bộ nên chúng tôi phải về nơi trú bão an toàn”.

 Ngư dân căng bạt để bảo vệ phần máy, tránh nước ngập vào thuyền.

Ngư dân căng bạt để bảo vệ phần máy, tránh nước ngập vào thuyền.

 Những chiếc tàu cá được che bạt cẩn thận tránh mưa bão

Những chiếc tàu cá được che bạt cẩn thận tránh mưa bão

 Việc căng bạt giúp tránh nước ngập vào thuyền

Việc căng bạt giúp tránh nước ngập vào thuyền

 Tàu cá đánh bắt xa bờ của ông Nguyễn Văn Hải (trú tại phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) vừa ra khơi được gần 2 ngày nhưng phải quay lại bờ vì lo sợ ảnh hưởng của bão gây nguy hiểm.“Ngày không mưa gió, tàu tôi ra khơi hơn 1 tuần mới vào bờ. Khi vào khu neo đậu tránh bão, phải căng bạt bảo vệ đồng thời chằng, néo dây để đảm bảo an toàn”, ông Hải chia sẻ.

Tàu cá đánh bắt xa bờ của ông Nguyễn Văn Hải (trú tại phường Nghi Hải, TX Cửa Lò) vừa ra khơi được gần 2 ngày nhưng phải quay lại bờ vì lo sợ ảnh hưởng của bão gây nguy hiểm.“Ngày không mưa gió, tàu tôi ra khơi hơn 1 tuần mới vào bờ. Khi vào khu neo đậu tránh bão, phải căng bạt bảo vệ đồng thời chằng, néo dây để đảm bảo an toàn”, ông Hải chia sẻ.

 Các ngư dân đang soạn sửa, chằng néo lại tàu, ngừng ra khơi khi có bão đang đổ bộ.

Các ngư dân đang soạn sửa, chằng néo lại tàu, ngừng ra khơi khi có bão đang đổ bộ.

 Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, đến cuối ngày 24/9, đã có 2.836 phương tiện tàu thuyền và 12.601 lao động đang neo đậu tại bến. Số phương tiện đang hoạt động trên biển: 512 phương tiện/ 3.196 lao động. Không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm.

Theo báo cáo nhanh của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, đến cuối ngày 24/9, đã có 2.836 phương tiện tàu thuyền và 12.601 lao động đang neo đậu tại bến. Số phương tiện đang hoạt động trên biển: 512 phương tiện/ 3.196 lao động. Không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm.

 Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của bão Noru và giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã được cơ quan thông tin duyên hải thông báo về vị trí, hướng đi của bão Noru và giữ thông tin liên lạc thường xuyên để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

 Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 25/9, bão Noru vào Biển Đông với sức gió cấp 9-10, giật cấp 13 và có xu hướng mạnh thêm. Đến ngày 27/9, sáng 28/9 bão đổ bộ khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 25/9, bão Noru vào Biển Đông với sức gió cấp 9-10, giật cấp 13 và có xu hướng mạnh thêm. Đến ngày 27/9, sáng 28/9 bão đổ bộ khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.

Bình Thuận

Ngày 25/9, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, để chủ động ứng phó bão Noru đang hướng về biển Đông, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, trong đó lên kế hoạch sơ tán hàng ngàn hộ dân các xã ven biển ở đảo Phú Quý và trong đất liền.

Theo đó, tại huyện đảo Phú Quý, số lượng dân cần di dời, sơ tán khi bị ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ là 219 hộ/ 991 người, gồm xã Tam Thanh 102 hộ/410 người; xã Ngũ Phụng 20 hộ/95 người; xã Long Hải 97 hộ/486 người. Địa điểm an toàn để di dời, sơ tán dân đến là các trường tiểu học, trạm y tế xã, trụ sở cơ quan, nhà dân kiên cố xung quanh.

Dự báo đường đi của bão Noru trong những ngày tới.

Dự báo đường đi của bão Noru trong những ngày tới.

Với các địa phương trong đất liền, số lượng dân cần di dời, sơ tán khi bị ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ tại các xã ven biển là gần 4.400 hộ/13.300 người. Cụ thể, huyện Tuy Phong 926 hộ/3.471 người; Bắc Bình 311 hộ/1.424 người; TP Phan Thiết 2.048 hộ/3.899 người; Hàm Thuận Nam 170 hộ/711 người; Hàm Tân 156 hộ/645 người; thị xã La Gi 764 hộ/3.161 người.

“Đây là kế hoạch của tỉnh lập để dự phòng, ứng phó với bão Noru. Tùy theo mức độ, đường đi của cơn bão mà Bình Thuận sẽ có phương án phù hợp và sơ tán dân trước 6 tiếng khi bão đổ bộ vào”, ông Tân nói.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, Noru là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Do đó, các địa phương, sở ban ngành, đơn vị liên quan phải khẩn trương thực hiện nghiêm túc việc quản lý, kiểm đếm tàu thuyền ra biển hoạt động. Rà soát, kiểm tra, nắm bắt và tổ chức kêu gọi các tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trong vùng nguy hiểm khi bão vào biển Đông, hướng dẫn vào nơi tránh trú an toàn.

Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố ven biển, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, kêu gọi, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển vào bờ và tổ chức sắp xếp, neo đậu chắc chắn; kéo tàu nhỏ lên bờ; đảm bảo an toàn cho người và phương tiện để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ trực tiếp gây gió mạnh, sóng lớn, kết hợp mưa to gây lũ và xả lũ các hồ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển chỉ đạo các xã ven biển chằng, chống nhà cửa, kho tàng, công sở, trường học. Rà soát, có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch (nếu có) tại các khu vực ven biển, khu sản xuất kinh tế, lồng bè, nuôi trồng thủy sản.

 Bình Thuận triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, kêu gọi, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển vào bờ và tổ chức sắp xếp, neo đậu chắc chắn; kéo tàu nhỏ lên bờ.

Bình Thuận triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, kêu gọi, thông báo, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển vào bờ và tổ chức sắp xếp, neo đậu chắc chắn; kéo tàu nhỏ lên bờ.

UBND huyện Phú Quý chủ động trong mọi tình huống để không bị động khi bị cô lập, nhất là tình huống bị chia cắt giữa đảo với đất liền khi bão Noru vào biển Đông ảnh hưởng trực tiếp. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm, thuốc y tế để ứng phó, khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn trên biển.

Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã có công điện yêu cầu các huyện, thị, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo, diễn biến thời tiết; tình hình gió mạnh, sóng lớn, triều cường, sạt lở bờ biển. Phối hợp với các đồn biên phòng trong khu vực quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi.

Các vùng ven biển gồm Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý, Hàm Thuận Nam, La Gi và TP Phan Thiết theo dõi, tổ chức kiểm đếm và quản lý chặt chẽ việc ra khơi hoạt động của các tàu, thuyền, phương tiện vận tải, báo cáo số lượng tàu thuyền, phương tiện vận tải đang hoạt động trên biển.

Đối với đất liền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đề nghị các địa phương, sở ban ngành liên quan theo dõi chặt chẽ dự báo mưa, lũ; phòng chống sạt lở, nhất là khu vực cửa sông, ven biển đang bị sạt lở khi bão đổ bộ. Sẵn sàng tiêu thoát nước bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Kiểm tra an toàn các hồ thủy điện, thủy lợi, công trình đang xây dựng.

Ngày 25/9, bão Noru đã mạnh lên cấp 14, giật cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông trong tối và đêm nay, sau đó di chuyển thần tốc vào các tỉnh miền Trung nước ta.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ rất nhanh, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 4 giờ ngày 26/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850km về phía Đông. Thời điểm này, bão giảm cấp do ma sát với đảo Luzzon của Philipines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vào 4 giờ sáng nay (25/9), tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Như vậy chỉ trong vòng chưa đến nửa ngày, bão Noru đã tăng tới 3 cấp. Tính từ trưa qua đến nay, cơn bão này đã tăng tới 5 cấp.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ rất nhanh, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 4 giờ ngày 26/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850km về phía Đông. Thời điểm này, bão giảm cấp do ma sát với đảo Luzzon của Philipines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển tăng tốc theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 25-30km. Đến 4 giờ ngày 28/9, tâm bão trên đất liền Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 13.

Nguyễn Thành - Thu Hiền - Duy Quang - Mạnh Thắng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/da-nang-nghe-an-cap-tap-chuan-bi-ung-pho-sieu-bao-noru-post1472453.tpo