Đà Nẵng: Quy định về phát triển điện mặt trời trên mái nhà
n Phát triển điện mặt trời trên mái nhà tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 vừa được ban hành.
Đề án đề ra các nhóm giải pháp hỗ trợ đầu tư và phát triển điện mặt trời trên mái nhà bao gồm các giải pháp về chính sách, đầu tư, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và giải pháp về xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, hợp tác phát triển.
Để thực hiện đề án có hiệu quả, Đà Nẵng sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách thành phố để thực hiện kế hoạch, chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà theo từng giai đoạn 5 năm, trong đó chú trọng phát triển điện mặt trời mái nhà tại trụ sở công và các mái nhà trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư điện mặt trời mái nhà được hưởng các hỗ trợ về lãi suất vay.
Đề án đưa ra tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 169,54MW, khoảng 17,76% tiềm năng kỹ thuật, sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 247.535MWh, đóng góp khoảng 3,89% tổng nhu cầu điện toàn thành phố 6.355.600MWh.
Đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 293,92 MW, khoảng 30,78% tiềm năng kỹ thuật, sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 429.128MWh, đóng góp khoảng 4,8% tổng nhu cầu điện toàn thành phố là 8.939.600MWh. Đến năm 2035, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn thành phố khoảng 402,24MW, khoảng 42,13% so với tiềm năng kỹ thuật, sản lượng điện mặt trời mái nhà tương ứng khoảng 587.273MWh, đóng góp khoảng 4,84% tổng nhu cầu điện toàn thành phố là 12.127.700MWh.