Đặc sắc Lễ hội Pút tồng và hát giao duyên Cụm xã Tả Phìn

Ngày 31/1 (tức mùng 10 tháng Giêng), Cụm xã Tả Phìn (gồm xã Tả Phìn, xã Trung Chải, phường Hàm Rồng, phường Sa Pả), thị xã Sa Pa tổ chức Lễ hội Pút tồng và hát giao duyên tại xã Tả Phìn.

Tham dự có lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, UBND thị xã Sa Pa; đại diện các xã, phường cùng hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

Tại lễ hội, người dân và du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Dao đỏ như: Tết nhảy; hội hát giao duyên của nam thanh, nữ tú; tái hiện lễ cưới hỏi, lễ cấp sắc cho thanh niên đến độ tuổi trưởng thành. Các hoạt động được trình diễn bởi nghệ nhân địa phương.

Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc dân tộc.

Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc dân tộc.

Pút tồng là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào Dao đỏ. Trong tiếng Dao, “pút” có nghĩa là nhảy, “tồng” có nghĩa là đồng. Pút tồng vừa là cách thức diễn xướng được thực hiện khi hành lễ và cũng có nghĩa là một nghi lễ thờ cúng tưởng nhớ đến linh hồn tổ tiên của người Dao đỏ. Sự ra đời của nghi lễ Pút tồng gắn với một số truyền thuyết về cuộc di cư của người Dao.

Thực hiện nghi lễ Pút tồng.

Thực hiện nghi lễ Pút tồng.

Diễn trình lễ Pút tồng gồm 11 bước và hầu hết các nghi lễ cúng bái đều được thực hiện thông qua các động tác nhảy, múa. Các điệu nhảy được thực hiện nối tiếp nhau trong suốt tiến trình nghi lễ, phần cầu khấn hầu như được “gói ghém” vào các điệu nhảy. Trong khi múa, họ luôn miệng xưng tụng thần linh và các điệu múa được sử dụng như hình thức làm hài lòng thần linh, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với tổ tiên, thần, thánh. Múa trong nghi lễ Pút tồng thường chỉ do nam giới thực hành, như phần nào phản ánh cấu trúc xã hội, gia đình phụ hệ của người Dao đỏ. Thầy cúng, thầy nhảy đặt ra những quy tắc bí mật để bảo vệ vai trò độc tôn của nam giới trong các nghi lễ.

Sau lễ Pút tồng là màn trích tái hiện lễ rước dâu của người Dao đỏ nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào.

Sau lễ Pút tồng là màn trích tái hiện lễ rước dâu của người Dao đỏ nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào.

Màn tái hiện tục kéo vợ của người Mông.

Màn tái hiện tục kéo vợ của người Mông.

Ngoài ra, người dân và du khách còn được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn trong ngày hội như thi đi cầu tre qua suối, leo cột lấy quà, chạy leo núi, trò chơi bịt mắt bắt lợn, kéo co… và thưởng thức các tiết mục văn nghệ hấp dẫn do đội văn nghệ các xã, phường biểu diễn.

Người dân tham gia các trò chơi dân gian.

Người dân tham gia các trò chơi dân gian.

Các cô gái Dao đỏ xúng xính trong ngày hội.

Các cô gái Dao đỏ xúng xính trong ngày hội.

Lễ hội đón đông người dân và du khách.

Lễ hội đón đông người dân và du khách.

Lễ hội được tổ chức nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, mừng Đảng, mừng Xuân và khơi dậy sức mạnh tập thể trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích người dân tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch ở địa phương.

Nguồn Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/bai-viet/364281-dac-sac-le-hoi-put-tong-va-hat-giao-duyen-cum-xa-ta-phin