Đặc sản vùng ĐBSCL nhộn nhịp quảng bá tại AgroViet 2023

AgroViet 2023 có sự tham gia của 9 địa phương đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là một trong những vựa trái cây lớn nhất của cả nước với nhiều nông sản đặc trưng. Trước sự phát triển của hệ thống logistics tại Việt Nam, các loại trái cây này đã được "tỏa" đi khắp mọi miền tổ quốc, đến tay người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra thế giới.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, các tỉnh ĐBSCL ngày càng chú trọng đến quảng bá sản vật địa phương, phát triển thương hiệu riêng, từ đó đưa nông sản của vùng đến tay người tiêu dùng nội địa nhiều hơn và đưa trái cây Việt nói chung, ĐBSCL nói riêng ghi danh vào bản đồ nông sản quốc tế.

Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế (AgroViet 2023) được coi là một trong những hội chợ quốc tế về nông sản lớn nhất khu vực miền Bắc. Do vậy, hội chợ sẽ là dịp để đặc sản miền Tây có cơ hội quảng bá tốt hơn tại khu vực miền Bắc cũng như doanh nghiệp tiếp cận tới các đối tác quốc tế.

Mặt khác, với việc vận chuyển các loại trái cây bằng đường bay, người dân thủ đô nói riêng cũng như khách tham quan khu vực nói chung sẽ có dịp thưởng thức những loại trái cây với độ tươi tốt nhất. Đồng thời được lắng nghe chia sẻ từ chính những con người đến từ vùng sông nước miền Tây về sản vật địa phương.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, chị Thương (khách tham quan hội chợ) cho biết: "Các loại hoa quả như măng cụt, mãng cầu, sầu riêng thì nhà mình ăn nhiều rồi, nhưng để mua với độ tươi cao thì vẫn chưa có. Do vậy, nhân có hội chợ này mình đến để mua mang về ăn cũng như biếu bạn bè, người thân".

Tại AgroViet năm nay có sự tham gia của 9 địa phương thuộc vùng ĐBSCL, bao gồm Cà Mau, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Ngoài việc mang đến các loại hoa quả đặc trưng của địa phương, các tỉnh trong khu vực còn mang đến các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh mình như nước mắm Phú Quốc, gạo ST25...

Là một trong những địa phương hiếm hoi tại Việt Nam trồng được thốt nốt, An Giang ngày càng chú trọng hơn đến việc quảng bá loại nông sản này và đây cũng là mặt hàng tiêu biểu của tỉnh tại hội chợ.

 Phải mất khoảng 20 năm mới có thể thu hoạch trái của cây thốt nốt. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Phải mất khoảng 20 năm mới có thể thu hoạch trái của cây thốt nốt. Ảnh: Lê Hồng Nhung

 Sau khi cây già, gỗ của cây sẽ được tận dụng để làm các sản phẩm như bình đựng ấm trà. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Sau khi cây già, gỗ của cây sẽ được tận dụng để làm các sản phẩm như bình đựng ấm trà. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Trong khi đó, năm nay Kiên Giang lại mang đến hội chợ mặt hàng duy nhất, đó là nước mắm.

“Tỉnh mình năm nay chỉ mang sản phẩm nước mắm truyền thống của Phú Quốc. Tỉnh lựa chọn mặt hàng này bởi đây là sản phẩm có đặc trưng so với các loại nước mắm khác khi sử dụng công thức ủ bằng thùng gỗ. Loại nước mắm này cũng chỉ chế biến từ cá cơm và muối mà không có chất phụ gia”, anh Lương – đại diện gian hàng tỉnh Kiên Giang chia sẻ.

 Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng về độ thơm nhẹ, không quá nồng. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng về độ thơm nhẹ, không quá nồng. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Đối với tỉnh Vĩnh Long, năm nay tỉnh chú trọng vào quảng bá mặt hàng khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím.

Theo chị Thơi - chuyên viên Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, bên cạnh thị trường nội địa, khoai lang tím tươi của tỉnh đã đáp ứng các tiêu chuẩn và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

 “Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng tại hội chợ rất ưa chuộng mặt hàng khoai lang tím tươi và khoai lang sấy tự nhiên. Chỉ trong hai ngày đầu, hàng bán tại gian hàng của tỉnh đã hết, số lượng còn lại chỉ để trưng bày và giới thiệu”, chị Thơi chia sẻ. Ảnh: Lê Hồng Nhung

“Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng tại hội chợ rất ưa chuộng mặt hàng khoai lang tím tươi và khoai lang sấy tự nhiên. Chỉ trong hai ngày đầu, hàng bán tại gian hàng của tỉnh đã hết, số lượng còn lại chỉ để trưng bày và giới thiệu”, chị Thơi chia sẻ. Ảnh: Lê Hồng Nhung

 Khách tham quan thưởng thức khoai lang chế biến ngay tại gian hàng của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Khách tham quan thưởng thức khoai lang chế biến ngay tại gian hàng của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Đối với sản phẩm của tỉnh Trà Vinh, mặc dù không có gian hàng chung của tỉnh nhưng tại khu startup lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp cũng đã có dịp giới thiệu sản phẩm chế biến sâu từ quả dừa sáp nổi tiếng của Trà Vinh.

Anh Triết - Quản lý kinh doanh công ty TNHH Dừa sáp Cầu Kè cho biết, năm nay doanh nghiệp mang đến hội chợ các sản phẩm chế biến sâu từ trái dừa sáp như kẹo dừa sáp, sữa chua dừa sáp, dừa sáp sấy khô, dừa sáp sợi.

 "Trong ngày đầu tiên tham gia hội chợ, doanh nghiệp đã trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài và họ tỏ ra thích thú với sản phẩm", theo anh Triết. Ảnh: Lê Hồng Nhung

"Trong ngày đầu tiên tham gia hội chợ, doanh nghiệp đã trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài và họ tỏ ra thích thú với sản phẩm", theo anh Triết. Ảnh: Lê Hồng Nhung

 Các sản phẩm chế biến dừa sáp của doanh nghiệp đã xuất khẩu đi các thị trường như Mỹ, Nhật Bản cũng như có các chứng nhận như ISO, HACCP, FDA. Doanh nghiệp dự kiến cũng sẽ nhận được chứng nhận Halal trong tháng 9 và dự kiến đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị Winmart trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Các sản phẩm chế biến dừa sáp của doanh nghiệp đã xuất khẩu đi các thị trường như Mỹ, Nhật Bản cũng như có các chứng nhận như ISO, HACCP, FDA. Doanh nghiệp dự kiến cũng sẽ nhận được chứng nhận Halal trong tháng 9 và dự kiến đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị Winmart trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Các địa phương khác như Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng... cũng mang đến các đặc sản của tỉnh như cua Cà Mau, gạo ST25, bánh pía...

 Ngoài bánh pía, Sóc Trăng năm nay còn mang đến AgroViet mặt hàng hành tím đến người dân thủ đô và khu vực. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Ngoài bánh pía, Sóc Trăng năm nay còn mang đến AgroViet mặt hàng hành tím đến người dân thủ đô và khu vực. Ảnh: Lê Hồng Nhung

 Cua Cà Mau được vận chuyển bằng đường bay từ Sài Gòn vào Hà Nội mỗi ngày trong suốt thời gian hội chợ diễn ra. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Cua Cà Mau được vận chuyển bằng đường bay từ Sài Gòn vào Hà Nội mỗi ngày trong suốt thời gian hội chợ diễn ra. Ảnh: Lê Hồng Nhung

 Dự kiến sẽ có khoảng 50 kg được giới thiệu tại AgroViet 2023 trong 3 ngày đầu. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Dự kiến sẽ có khoảng 50 kg được giới thiệu tại AgroViet 2023 trong 3 ngày đầu. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Ngoài gạo ST25, tỉnh Hậu Giang còn mang đến hội chợ các mặt hàng hoa quả như xoài, bưởi, dứa... hay các sản phẩm chế biến như trà mãng cầu, rượu... Ảnh: Lê Hồng Nhung

Ngoài gạo ST25, tỉnh Hậu Giang còn mang đến hội chợ các mặt hàng hoa quả như xoài, bưởi, dứa... hay các sản phẩm chế biến như trà mãng cầu, rượu... Ảnh: Lê Hồng Nhung

Mặt hàng xoài nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp trưng bày tại hội chợ. Ảnh: Lê Hồng Nhung

Mặt hàng xoài nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp trưng bày tại hội chợ. Ảnh: Lê Hồng Nhung

AgroViet 2023 diễn ra từ ngày 14-17/9 được tổ chức tại TP Hà Nội. AgroViet 2023 có gần 200 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 45 địa phương trong nước và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Nga…

Hội chợ được chia làm 6 khu vực, bao gồm khu triển lãm chung; khu trong nước; khu quốc tế và khu trưng bày về du lịch, không gian ẩm thực; khu startup lĩnh vực nông nghiệp…

Lê Hồng Nhung

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/dac-san-vung-dbscl-nhon-nhip-quang-ba-tai-agroviet-2023-post26977.html