'Đại công xưởng' sản xuất vàng mã tất bật chuẩn bị hàng Tết

Những ngày cuối năm, thủ phủ vàng mã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) lại tất bật cho 'ra lò' những sản phẩm phục vụ nhu cầu tâm linh trong Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

"Đại công xưởng" sản xuất vàng mã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) tất bật chuẩn bị hàng Tết ông Công ông Táo, và Tết Nhâm Dần 2022.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, tại thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc, người dân làng Song Hồ đang “chạy đua” để tiêu thụ nốt những hàng còn tồn trước khi đóng cửa đón Tết. Không chỉ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ, làng Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) còn được biết tới là “đại công xưởng sản xuất vàng mã” lớn nhất cả nước. Đặc biệt, vào những dịp lễ, Tết, nơi đây luôn tấp nập người mua kẻ bán. Người người nối đuôi nhau vào làng chở hàng đi khắp cả nước.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, tại thủ phủ vàng mã lớn nhất miền Bắc, người dân làng Song Hồ đang “chạy đua” để tiêu thụ nốt những hàng còn tồn trước khi đóng cửa đón Tết. Không chỉ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ, làng Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) còn được biết tới là “đại công xưởng sản xuất vàng mã” lớn nhất cả nước. Đặc biệt, vào những dịp lễ, Tết, nơi đây luôn tấp nập người mua kẻ bán. Người người nối đuôi nhau vào làng chở hàng đi khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Lệ Giang ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh chia sẻ, dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới làng nghề, song gia đình cũng cung cấp nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú tới tay người tiêu dùng trong những ngày lễ, Tết ông Công ông Táo bao gồm mũ cánh chuồn, hia, quần áo…

Chị Nguyễn Thị Lệ Giang ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh chia sẻ, dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới làng nghề, song gia đình cũng cung cấp nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú tới tay người tiêu dùng trong những ngày lễ, Tết ông Công ông Táo bao gồm mũ cánh chuồn, hia, quần áo…

“Những sản phẩm phục vụ cho ông Công, ông Táo đều được làm bằng chất liệu giấy ánh, kết hợp với đính đá mang lại độ thẩm mỹ cao. Đặc biệt, giá thành sản phẩm phải chăng, phù hợp với tiểu thương và người tiêu dùng, chỉ từ 45.000 – 200.000 nghìn đồng/bộ tùy từng loại”- chị Giang nói.

“Những sản phẩm phục vụ cho ông Công, ông Táo đều được làm bằng chất liệu giấy ánh, kết hợp với đính đá mang lại độ thẩm mỹ cao. Đặc biệt, giá thành sản phẩm phải chăng, phù hợp với tiểu thương và người tiêu dùng, chỉ từ 45.000 – 200.000 nghìn đồng/bộ tùy từng loại”- chị Giang nói.

Mẫu mã ông Công ông Táo đa dạng, đẹp mắt phục vụ nhu cầu cao của người dân.

Mẫu mã ông Công ông Táo đa dạng, đẹp mắt phục vụ nhu cầu cao của người dân.

Để làm được một con ngựa mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn khác nhau, như khâu nắp tai, sắp iếc, bành, trang trí…

Để làm được một con ngựa mất rất nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn khác nhau, như khâu nắp tai, sắp iếc, bành, trang trí…

Chị Tạ Thị Hồng Lê ở xã Song Hồ cho biết gia đình chị có 4 người, một ngày có thể sản xuất được 30 – 40 con ngựa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguyên liệu đầu vào như keo, giấy gián, khung tre… giá tăng lên gấp đôi so với những thời điểm trước đó. Chính vì vậy, việc thuê nhân công cũng phải tính toán kỹ lưỡng.

Chị Tạ Thị Hồng Lê ở xã Song Hồ cho biết gia đình chị có 4 người, một ngày có thể sản xuất được 30 – 40 con ngựa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguyên liệu đầu vào như keo, giấy gián, khung tre… giá tăng lên gấp đôi so với những thời điểm trước đó. Chính vì vậy, việc thuê nhân công cũng phải tính toán kỹ lưỡng.

“Những năm trước khi chưa có dịch bệnh thì trong dịp cuối năm công việc của chúng tôi rất tất bật, hối hả, tuy làm vất vả một chút nhưng có cái Tết ấm no cho gia đình. Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường khiến nhiều gia đình tại xã Song Hồ đối mặt với nỗi lo mất Tết vì sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, tuy nhiên trong những ngày cuối năm này thì thị trường vàng mã đã nóng dần lên, cũng tạo cho chúng tôi có nhiều đơn hàng lớn”- chị Lê chia sẻ.

“Những năm trước khi chưa có dịch bệnh thì trong dịp cuối năm công việc của chúng tôi rất tất bật, hối hả, tuy làm vất vả một chút nhưng có cái Tết ấm no cho gia đình. Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường khiến nhiều gia đình tại xã Song Hồ đối mặt với nỗi lo mất Tết vì sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, tuy nhiên trong những ngày cuối năm này thì thị trường vàng mã đã nóng dần lên, cũng tạo cho chúng tôi có nhiều đơn hàng lớn”- chị Lê chia sẻ.

Theo người làm vàng mã Song Hồ, trong những ngày cuối năm khi thị trường đang dần trở lại, người mua hàng nhiều thì mỗi nhân công lao động có thể kiếm được từ 200.000- 250.000 đồng/ngày.

Theo người làm vàng mã Song Hồ, trong những ngày cuối năm khi thị trường đang dần trở lại, người mua hàng nhiều thì mỗi nhân công lao động có thể kiếm được từ 200.000- 250.000 đồng/ngày.

Anh Lê Thế Nghiệp đang hoàn thiện nhưng chi tiết cuối cùng của sản phẩm ông tượng voi để giao tới tay khách hàng, nhằm phục vụ cho dịp lễ, Tết. Theo anh Nghiệp, một ông voi to lớn, đẹp mã như thế này có giá "xuất xưởng" khoảng 250.000 đồng.

Anh Lê Thế Nghiệp đang hoàn thiện nhưng chi tiết cuối cùng của sản phẩm ông tượng voi để giao tới tay khách hàng, nhằm phục vụ cho dịp lễ, Tết. Theo anh Nghiệp, một ông voi to lớn, đẹp mã như thế này có giá "xuất xưởng" khoảng 250.000 đồng.

Người dân làng nghề Song Hồ tất bật, vận chuyển vàng mã ra xe để giao đến tay khách hàng, trong dịp ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán.

Người dân làng nghề Song Hồ tất bật, vận chuyển vàng mã ra xe để giao đến tay khách hàng, trong dịp ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Xuân Định – Chủ tịch UBND xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khiến lượng tiêu thụ các mặt hàng vàng mã tại địa phương giảm khoảng 60% so với mọi năm. “Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chính quyền địa phương đã kết hợp tuyên truyền, vận động người dân đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế. Đồng thời, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, đặc biệt vào những dịp cao điểm lễ, Tết Nguyên đán”- ông Định nói./.

Ông Nguyễn Xuân Định – Chủ tịch UBND xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết, năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khiến lượng tiêu thụ các mặt hàng vàng mã tại địa phương giảm khoảng 60% so với mọi năm. “Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chính quyền địa phương đã kết hợp tuyên truyền, vận động người dân đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế. Đồng thời, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, đặc biệt vào những dịp cao điểm lễ, Tết Nguyên đán”- ông Định nói./.

Tiến Dũng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/dai-cong-xuong-san-xuat-vang-ma-tat-bat-chuan-bi-hang-tet-post918469.vov