Đại dịch Covid-19 chắn ngang con đường quyền lực Trung Quốc tại lục địa đen
Châu Phi được cho là khu vực tăng cường sự hiện diện mới của Trung Quốc nhưng virus corona đang tạo nên một tình huống đe dọa mất đi các mối quan hệ mà Bắc Kinh đã gieo trồng cẩn thận trong nhiều thập kỷ.
Virus corona đang kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao: Sự tức giận về cách đối xử với các công dân châu Phi sống ở Trung Quốc và sự thất vọng về lập trường của Bắc Kinh đối với việc hỗ trợ họ để chống lại đại dịch.
Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho khu vực châu Phi kể từ khi nổi lên như một cường quốc toàn cầu, trong đó đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên, bảo lãnh cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn và thu hút thiện cảm của các nhà lãnh đạo. Từ đó, Bắc Kinh muốn tăng cường bạn bè và đồng minh trong các tổ chức đa phương như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới cũng như để cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây.
Phần nổi của tảng băng
Nhưng cuộc tìm kiếm ảnh hưởng kéo dài hàng thập kỷ ở châu Phi đang vấp phải thách thức nghiêm trọng vào tuần trước khi một nhóm đại sứ châu Phi ở Bắc Kinh đã viết thư cho Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để phàn nàn rằng các công dân từ Togo, Nigeria và Benin sống ở Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, đã bị đuổi khỏi nhà và bắt buộc phải xét nghiệm Covid-19.
Trong một số vụ việc, nam giới phải tách khỏi gia đình của họ và cách ly trong khách sạn một mình, bức thư trên đã viết.
Vụ việc gây ra sự bất bình lan rộng ở cả châu Phi và trong cộng đồng người di cư sau khi các video được đăng tải trên truyền thông xã hội cho thấy những người gốc Phi bị đuổi khỏi nhà của họ. Điều này cũng dẫn đến một cuộc tranh luận ngoại giao hiếm hoi giữa các quan chức Trung Quốc và châu Phi.
Nó cũng phá vỡ truyền thống lâu đời của châu Phi là luôn nói lên những vấn đề của mình với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất lục địa - đằng sau cánh cửa đóng kín.
Trong một vụ việc, Chủ tịch Hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila, đã đăng một đoạn video về việc ông triệu tập Đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian tới văn phòng của mình để công khai bày tỏ sự bất bình về một người đàn ông Nigeria bị đuổi khỏi nhà.
Trong khi không ai nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mất vị trí là đối tác thương mại và cho vay song phương lớn nhất của Châu Phi, các nhà phân tích và nhà ngoại giao châu Phi nói rằng sự sụt giảm tin cậy là rõ rệt. Việc Trung Quốc miễn cưỡng tán thành quyết định của G20 dừng thanh toán cho các khoản nợ của Châu Phi cho đến cuối năm nay đã làm trầm trọng thêm cảm giác thất vọng, họ nói.
"Có rất nhiều vấn đề căng thẳng trong mối quan hệ. Tôi nghĩ cả hai căng thẳng mới này chỉ là những biểu hiện mới nhất của các vấn đề dài hạn, ông Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi cho biết.
Các quan chức Hoa Kỳ bao gồm ông Tibor Nagy, một chuyên gia hàng đầu trong cơ quan về Các vấn đề châu Phi của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã lên án mạnh mẽ cách đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc, dẫn đến việc Trung Quốc quay lại cáo buộc Washington đang gieo rắc bất hòa không cần thiết giữa hai bên.
Lãng quên hay góp thêm cách duy trì sức ảnh hưởng
Các quan chức Trung Quốc đã nhanh chóng có động thái làm dịu căng thẳng với châu Phi. Đại sứ Liu Yuxi, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc của Liên minh châu Phi AU đã chia sẻ bức ảnh ông chạm khủy tay với người đồng cấp châu Phi – một động tác chào trong thời kì giãn cách xã hội – trong khi làm rõ sự khác biệt giữa chính quyền Bắc Kinh và chính quyền ở Quảng Châu. Còn Zhang Minjing, cố vấn chính trị phái đoàn Trung Quốc tại Liên minh châu Phi đã giảm nhẹ mâu thuẫn trên khi thông tin cho tờ Politico. Ông cũng nói, Bắc Kinh đã tham gia vào một sáng kiến giãn nợ mà G20 nhất trí và cam kết thực hiện tất cả các bước có thể để hỗ trợ người nghèo. Đối với vụ việc gần đây tại Quảng Châu, ông nói, "tình bạn Trung Quốc - Châu Phi vững chắc sẽ không bị ảnh hưởng bởi các sự cố đơn lẻ".
Trung Quốc phản đối mọi sự đối xử khác biệt nhắm mục tiêu vào bất kỳ nhóm người cụ thể nào. Trung Quốc và Châu Phi là những người anh em và đồng đội tốt. Chúng tôi luôn ở bên nhau dù mưa hay nắng, quan chức này cho biết thêm.
Nhưng cũng có những lo ngại ngày càng tăng ở Bắc Kinh rằng các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD của họ ở những nơi như Zimbabwe hiện đã bị đình trệ do virus corona. Không chỉ các nhân viên kỹ thuật không thể đi đến lục địa này, mà vật liệu xây dựng cũng đang cạn kiệt khi chuỗi cung ứng cạn kiệt.
Người châu Phi đang cần tất cả sự giúp đỡ họ có thể nhận được. Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, IMF hôm thứ Tư cho biết tổng sản phẩm quốc nội khu vực Hạ -Sahara Châu Phi sẽ giảm 1,6% trong năm nay do ảnh hưởng của virus corona, giá dầu thấp và giá hàng hóa cũng thấp. Chỉ riêng ở Ethiopia, chính phủ đã ước tính rằng sẽ mất 1,4 triệu việc làm trong ba tháng tới, khoảng 3% lực lượng lao động. Châu Phi đã ghi nhận 17.701 trường hợp mắc virus corona và 915 trường hợp tử vong – con số có thể sẽ còn tăng nhanh.
Vậy những bất đồng mới nhất sẽ ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ chính trị và thương mại – điều đưa Trung Quốc lên vị trí đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi – hiện chưa rõ ràng.
Ở cấp độ chính thức, có những dấu hiệu cho thấy những điều này sẽ sớm bị lãng quên. Một nhà ngoại giao cấp cao của châu Phi tại Liên minh châu Phi, chia sẻ với điều kiện giấu tên, cho biết, khi nói đến Trung Quốc, tôi nghi ngại chúng ta sẽ thấy những vấn đề dài hạn.
Họ đã đầu tư rất nhiều vào lục địa này, vào AU, tại thành phố này, ông nói thêm.
"Họ ở khắp mọi nơi. Trên thực tế, tôi nghĩ điều quan trọng là cả hai bên đều hiểu lý do tại sao điều này xảy ra và cố gắng giải quyết vấn đề".
Một loạt các quan chức châu Phi đã hành động để đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không bỏ qua việc đối xử chưa tích cực với những người châu Phi sống ở Trung Quốc. Cuối tuần qua, Moussa Faki, chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi, cho biết ông đã mời ông Đại sứ Trung Quốc tại AU để bày tỏ quan ngại của mình về tình hình này. Trong khi các đại sứ Trung Quốc ở Nigeria và Ghana được triệu tập để đưa ra lời giải thích .
Tổng thống Cyril Ramaphosa của Nam Phi nói rằng sự đối xử tệ bạc của đối với công dân châu Phi ở Trung Quốc là không phù hợp với mối quan hệ tuyệt vời tồn tại giữa Trung Quốc và châu Phi, bắt nguồn từ sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh phi hạt nhân hóa ở châu Phi.