Đại học Văn Lang đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 thành lập (1995 – 2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của trường Đại học Văn Lang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: 'Nếu như 'Hiền tài là nguyên khí quốc gia', thì Đại học nên được coi là nguồn của nguyên khí quốc gia. Và sứ mệnh của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục bậc cao nói riêng trong thời đại hiện nay đó là đào tạo những hiền tài dẫn dắt đất nước phát triển thịnh vượng trong tương lai.'

Sáng nay (21.11), Trường Đại học Văn Lang tổ chức Lễ kỷ niệm 25 thành lập (1995 – 2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Buổi lễ đánh dấu quá trình 25 năm xây dựng và phát triển của trường với thành tựu trong nhiều hoạt động, hoàn thành sứ mệnh là góp phần nâng tầm cuộc sống thông qua giáo dục.

Tham dự sự kiện gồm có các đại biểu: Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ; nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM Dương Anh Đức và nhiều quan khách từ các lãnh sự quán, các cơ quan ban ngành, các đơn vị đối tác của Đại học Văn Lang...

Trong phát biểu chúc mừng ban lãnh đạo cùng tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên trường Đại học Văn Lang về những thành tựu đã đạt được, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định: "Nếu như "Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, thì Đại học nên được coi là nguồn của nguyên khí quốc gia. Và sứ mệnh của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục bậc cao nói riêng trong thời đại hiện nay đó là đào tạo những hiền tài dẫn dắt đất nước phát triển thịnh vượng trong tương lai.". Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hy vọng rằng chiến lược quốc gia về phát triển bền vững giáo dục bậc cao cũng như các cơ chế hỗ trợ của nhà nước sẽ sớm được ban hành và triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các trường đại học phát huy đúng vai trò của mình.

Trong phát biểu chúc mừng ban lãnh đạo cùng tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên và sinh viên trường Đại học Văn Lang về những thành tựu đã đạt được, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định: "Nếu như "Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, thì Đại học nên được coi là nguồn của nguyên khí quốc gia. Và sứ mệnh của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục bậc cao nói riêng trong thời đại hiện nay đó là đào tạo những hiền tài dẫn dắt đất nước phát triển thịnh vượng trong tương lai.". Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hy vọng rằng chiến lược quốc gia về phát triển bền vững giáo dục bậc cao cũng như các cơ chế hỗ trợ của nhà nước sẽ sớm được ban hành và triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các trường đại học phát huy đúng vai trò của mình.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba cho tập thể sư phạm nhà trường bởi những đóng góp của Đại học Văn Lang vào sự phát triển chung của nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Trong phát biểu chúc mừng, biểu dương nhà trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá: “Tôi vui mừng được biết, những năm gần đây, Đại học Văn Lang đã quan tâm đầu tư cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Trường Đại học Văn Lang là 1 trong 20 trường đại học đầu tiên tham gia Chương trình kiểm định của cả nước vào năm 2006 và được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục lần 1 vào năm 2009, lần 2 vào năm 2018. Trường cũng đã trở thành thành viên của mạng lưới AUN và ACBSP, tiền đề để được công nhận đạt chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế.

Bên cạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vì cộng đồng. Tiêu biểu nhất là gần đây, trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát, Đại học Văn Lang đã trao tặng 2.000 máy thở để cùng Chính phủ và các địa phương ứng phó với đại dịch. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm xã hội của một trường đại học vì cộng đồng.”

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ trao Huân chương Lao động hạng Ba cho PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Đại học Văn Lang. Ảnh: T.My

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ trao Huân chương Lao động hạng Ba cho PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Đại học Văn Lang. Ảnh: T.My

Đánh giá cao sứ mệnh và tầm nhìn mới của Đại học Văn Lang, ông Nhạ cho rằng mục tiêu chính của giáo dục đại học là xây dựng nguồn lực con người để có thể kiến tạo nên các giá trị mới, giá trị thực sự cho xã hội: "Tôi cho rằng, việc chuyển từ chủ yếu đào tạo theo số lượng sang chú trọng đến chất lượng, tức là chú trọng tới giá trị và ảnh hưởng thực sự mà người học có thể phụng sự cho xã hội; khi đó, việc tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học để sớm bắt kịp các chuẩn mực quốc tế trở thành một nhu cầu tự thân của nhà trường".

Theo ông Nhạ giáo dục đại học đang đứng trước những vận hội to lớn nhưng cũng nhiều thách thức trên con đường phát triển. Hội nhập quốc tế, cạnh tranh toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi giáo dục đại học phải đi trước một bước và thích ứng nhanh hơn. Ngành nghề đào tạo thay đổi nhanh chóng, nhiều ngành đào tạo mới xuất hiện; xu hướng đào tạo, nghiên cứu liên ngành là cơ hội cho các trường đại học lớn nhưng cũng là thách thức đối với phần lớn các trường đại học nước ta, trong đó có các trường ngoài công lập.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng: "Trường Đại học Văn Lang cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc thực hiện sứ mệnh của mình, sớm hình thành đại học Văn Lang có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Nhà trường cần đón đầu các ngành đào tạo mới, xác định rõ những ngành đào tạo có thế mạnh để tập trung đầu tư vun cao. Phát triển các ngành, các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, kinh tế số. Đặc biệt, với thế mạnh của mình, nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp."

Là trường đại học đa ngành, đa bậc trải rộng các lĩnh vực, gồm: kinh tế, xã hội và nhân văn, dịch vụ, luật, sức khỏe, kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật và thiết kế, kiến trúc và xây dựng, nghệ thuật trong chặng đường 1/4 thế kỷ, Đại học Văn Lang đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vai trò và vị thế vững mạnh trong ngành giáo dục Việt Nam, được Bộ GD&ĐT tin tưởng giao nhiệm vụ đồng hành cùng tổ chức các sự kiện lớn: Diễn đàn Giáo dục đại học Việt Nam – Italia lần 2 (2019); Diễn đàn Hợp tác và đầu tư trong giáo dục 2020; Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm và KĐCLGD ĐH, CĐSP giai đoạn 2011-2020,…

Là trường đại học đa ngành, đa bậc trải rộng các lĩnh vực, gồm: kinh tế, xã hội và nhân văn, dịch vụ, luật, sức khỏe, kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật và thiết kế, kiến trúc và xây dựng, nghệ thuật trong chặng đường 1/4 thế kỷ, Đại học Văn Lang đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vai trò và vị thế vững mạnh trong ngành giáo dục Việt Nam, được Bộ GD&ĐT tin tưởng giao nhiệm vụ đồng hành cùng tổ chức các sự kiện lớn: Diễn đàn Giáo dục đại học Việt Nam – Italia lần 2 (2019); Diễn đàn Hợp tác và đầu tư trong giáo dục 2020; Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm và KĐCLGD ĐH, CĐSP giai đoạn 2011-2020,…

Theo PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu, hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang thì trong 25 năm qua, trường đã đào tạo 22 khóa sinh viên, cung cấp cho xã hội trên 43.000 cử nhân, kiến trúc sư, kỹ sư và thạc sĩ. Tính đến năm học 2020 – 2021, Văn Lang sở hữu cộng đồng lớn mạnh với hơn 70.000 cựu sinh viên và sinh viên. Các chương trình đào tạo phát triển theo định hướng ứng dụng và được thiết kế theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc gia và quốc tế. Năm 2018, trường được kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục quốc gia.

Song song với hoạt động đa dạng hóa loại hình đào tạo theo định hướng ứng dụng, trong năm 2020, Trường ĐH Văn Lang đầu tư mở thêm các ngành đặc biệt như: răng hàm mặt, diễn viên kịch - điện ảnh - truyền hình, đạo diễn điện ảnh - truyền hình. Đặc biệt, với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, đón đầu xu thế công nghệ hiện đại, tại miền Nam, trường cũng đã tiên phong mở năm ngành mũi nhọn về công nghệ hiện đại, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, gồm: công nghệ sinh học y dược, quản trị công nghệ Sinh học, quản trị môi trường doanh nghiệp, thiết kế xanh, nông nghiệp công nghệ cao.

TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng ĐH Văn Lang, phát biểu tại buổi lễ: “Với tầm nhìn trở thành một trong những trường đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất châu Á vào năm 2030, VLU đang hấp dẫn cộng đồng với hình ảnh một đại học ‘không ngừng nỗ lực, vượt qua giới hạn của đại học truyền thống, được ghi nhận về những thành tựu đột phá trong giáo dục đại học, đổi mới sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và cộng đồng thế giới’”. Trong ảnh: TS Nguyễn Cao Trí tặng hoa cho nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Cùng với đó, để người học thụ hưởng các giá trị vật chất và tinh thần trong khối giáo dục hiện đại, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện, Đại học Văn Lang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hướng đến hoàn thiện khu phức hợp đô thị đại học với hệ sinh thái đa dạng: thư viện tổng hợp, nhà hát biểu diễn nghệ thuật, tòa nội trú cao cấp, bệnh viện quốc tế, nhà hàng, siêu thị, học viện thể thao,… theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong đó, trọng tâm của hệ sinh thái giáo dục Văn Lang là Trung tâm Đổi mới sáng tạo, kết nối các thành tố: trường đại học, doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu, ghiên cứu ứng dụng trên nền tảng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo, Big Data, Blockchain nhằm tạo ra các giải pháp đột phá sáng tạo và khởi nghiệp trong kỷ nguyên số. Công ty Trường Hải, Ngân hàng Quân đội và các chuyên gia công nghệ người Việt tại Silicon Valley đã đồng hành cùng Đại học Văn Lang trong dự án này.

Trong 25 năm qua, Đại học Văn Lang đã không ngừng nỗ lực, vượt qua giới hạn của đại học truyền thống, trở thành trường Đại học tiên phong được ghi nhận về những thành tựu đột phá trong giáo dục, đổi mới sáng tạo.

Trong 25 năm qua, Đại học Văn Lang đã không ngừng nỗ lực, vượt qua giới hạn của đại học truyền thống, trở thành trường Đại học tiên phong được ghi nhận về những thành tựu đột phá trong giáo dục, đổi mới sáng tạo.

Song song với sự đầu tư mạnh mẽ, Đại học Văn Lang đã có những chiến lược kịp thời, phù hợp với bước chuyển mình của quốc gia trong kỷ nguyên số, giữ vị trí tiên phong trong giáo dục trực tuyến, với bộ máy hơn 1.000 giảng viên và nhân viên thích ứng với đào tạo trực tuyến ngay sau COVID-19. Để sinh viên, giảng viên được đào tạo kỹ năng số, làm quen với nhiều loại phần mềm công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ nghề nghiệp và cơ hội việc làm, mới đây nhà trường cũng chính thức ra mắt Trung tâm đào tạo AutoDesk – liên kết đào tạo với một trong những tập đoàn phần mềm thiết kế lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, với sứ mệnh phục vụ xã hội, hàng năm nhà trường cũng tích cực tham gia hỗ trợ các hoạt động vì cộng đồng: hiến máu nhân đạo, Mùa hè xanh, hỗ trợ xây dựng mái ấm tình thương; Xuân tình nguyện, tổ chức các hoạt động vui Tết Trung Thu dành cho các em thiếu nhi…. Đặc biệt, Văn Lang là trường đại học khởi xướng trao tặng 2.000 máy thở cho Chính phủ Việt Nam phục vụ điều trị bệnh nhân, chung tay cùng quốc gia đẩy lùi COVID-19.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức trao bằng khen của UBND TP.HCM cho ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Văn Lang - một trong những thành viên sáng lập Đại học Văn Lang. Ảnh: Công Chương

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức trao bằng khen của UBND TP.HCM cho ông Bùi Quang Độ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Văn Lang - một trong những thành viên sáng lập Đại học Văn Lang. Ảnh: Công Chương

Từ một trường dân lập, chuyển mình trở thành trường tư thục, đến nay, Đại học Văn Lang là một trong những đơn vị giáo dục đại học đa ngành, đa bậc học được đông đảo người học trên cả nước lựa chọn, cũng như các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Tr.Văn

Nguồn Người Đô Thị: http://nguoidothi.net.vn/dai-hoc-van-lang-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-ba-26369.html