Đại lễ Casa Kathina: Mùa An cư kiết hạ khép lại với nhiều phước lành

Vào ngày Rằm tháng 10 - Tết Hạ nguyên (27/11/2023), Long Hoa Thiên Bảo tự - KDL Suối Tiên Q.9 đã trở thành điểm đến của hàng nghìn Phật tử và du khách, để cùng tham dự đại lễ Kathina Dâng y Cà sa cho các vị tăng thống.

Lễ Dâng y Khatina là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy.

Lễ Dâng y Khatina là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy.

Kathina mang ý nghĩa là “vững chắc”, nên quả báu từ lễ Katina có tính chất đặc biệt hơn quả báu phước thiện khác, đó là sự bền vững lâu dài và hội tụ đầy đủ 5 phước báu.

Kathina mang ý nghĩa là “vững chắc”, nên quả báu từ lễ Katina có tính chất đặc biệt hơn quả báu phước thiện khác, đó là sự bền vững lâu dài và hội tụ đầy đủ 5 phước báu.

Lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy diễn ra tại chùa Long Hoa Thiên Bảo sáng ngày 27/11/2023 – nhằm ngày Rằm tháng 10 Âm lịch.

Lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy diễn ra tại chùa Long Hoa Thiên Bảo sáng ngày 27/11/2023 – nhằm ngày Rằm tháng 10 Âm lịch.

Buổi lễ có sự chứng minh trọng thị của các vị chức sắc Phật giáo Srilanka cùng các chư tăng phật tử và đông đảo bà con cùng du khách.

Buổi lễ có sự chứng minh trọng thị của các vị chức sắc Phật giáo Srilanka cùng các chư tăng phật tử và đông đảo bà con cùng du khách.

Kết thúc mùa An cư Kiết Hạ diễn ra từ Rằm tháng 8 Âm lịch kéo dài đến hết Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng 10, 27/11/2023), từ sáng sớm, các vị chức sắc, tăng đoàn cùng quan khách, và bà con phật tử, du khách gần xa đã tập trung về khu vực diễn ra nghi lễ trang trọng.

Thiện nam - tín nữ đã tập trung tại khu vực hành lễ từ rất sớm.

Thiện nam - tín nữ đã tập trung tại khu vực hành lễ từ rất sớm.

Bên ngoài, các thiếu nữ trong trang phục Khmer truyền thống, xếp thành 2 hàng chuẩn bị nghi thức rước lễ Dâng y.

Bên ngoài, các thiếu nữ trong trang phục Khmer truyền thống, xếp thành 2 hàng chuẩn bị nghi thức rước lễ Dâng y.

Cô bé Khmer tên Châu Mỹ Anh cho hay, mỗi năm em thường cùng các chị trong xóm tự hào khoác lên mình chiếc váy Sarong cùng chiếc khăn Sbay truyền thống của dân tộc mình, tập trung về chùa Long Hoa Thiên Bảo – KDL Suối Tiên dâng lễ.

Em thích về đây dự lễ vì khung cảnh rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, KDL cũng thường trang trọng tổ chức nhiều lễ hội Phật giáo vào các ngày Rằm tháng Giêng, tháng 7; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; tết Đoan Ngọ, Trung Thu... những dịp này, bà con và du khách về dự hội đông vui, nhộn nhịp.

Nhóm múa Sampath Alahakoon đến từ đất nước Srilanka, trình diễn vũ điệu Raban truyền thống.

Nhóm múa Sampath Alahakoon đến từ đất nước Srilanka, trình diễn vũ điệu Raban truyền thống.

Buổi lễ bắt đầu với vũ điệu múa cúng dường Tam bảo, cúng dường chư thiên của các vũ công thuộc vũ đoàn đến từ đất nước Phật giáo Sri Lanka biểu diễn.

Bằng sự kết hợp điêu luyện giữa điệu múa truyền thống cùng với những chiếc trống Gabana, các vũ công đến từ Hòn ngọc Ấn Độ Dương đã mang đến chương trình một nghi thức lễ đầy màu sắc và âm thanh trong vũ điệu Raban sôi động.

Tiếp theo sau là nghi thức dâng y kathina với đoàn diễu hành long trọng, rước lễ từ khu vực lễ đường lên chánh điện chùa Long Hoa Thiên Bảo.

Tiếp theo sau là nghi thức dâng y kathina với đoàn diễu hành long trọng, rước lễ từ khu vực lễ đường lên chánh điện chùa Long Hoa Thiên Bảo.

Dẫn đầu đoàn rước lễ là các vũ công đến từ đất nước Phật giáo Srilanka.

Dẫn đầu đoàn rước lễ là các vũ công đến từ đất nước Phật giáo Srilanka.

Theo sau là các thiện nam – tín nữ tung những cánh hoa ngũ sắc hân hoan chào mừng.

Theo sau là các thiện nam – tín nữ tung những cánh hoa ngũ sắc hân hoan chào mừng.

Diễu hành giữa đoàn là chiếc xe kết hoa, đặt trang trọng bộ khăn y Casa (Cà sa) trong sắc màu đỏ cam đặc trưng của Phật giáo.

Diễu hành giữa đoàn là chiếc xe kết hoa, đặt trang trọng bộ khăn y Casa (Cà sa) trong sắc màu đỏ cam đặc trưng của Phật giáo.

Y áo và các vật dụng sinh hoạt được phật tử đặt vào mâm diễu hành lên chánh điện để dâng lên chư tăng cúng dường tam bảo.

Y áo và các vật dụng sinh hoạt được phật tử đặt vào mâm diễu hành lên chánh điện để dâng lên chư tăng cúng dường tam bảo.

Sau 3 tháng nhập hạ, các sư, tăng chuyên tâm tu học tinh tấn và giữ gìn thu thúc trong giới hạnh là dịp phật tử dâng lên cúng lễ, gồm các vật dụng truyền thống như: áo cà sa vật phẩm quan trọng nhất để tưởng nhớ về nghi thức của lễ do Phật dựng lên, bình bát và tứ sự để sư sãi khất thực, bút, giấy...

Ngoài ra còn có các vật dụng sinh hoạt, đồ dùng hằng ngày cần thiết khác trong chùa như: Thuốc uống, nhu yếu phẩm, vật dụng và đồ gia dụng…

Các Phật tử thực hiện nghi thức dâng y cà sa cúng dường với tấm lòng thành kính.

Các Phật tử thực hiện nghi thức dâng y cà sa cúng dường với tấm lòng thành kính.

Áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả, đức độ và thiêng liêng nhất nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng.

Áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả, đức độ và thiêng liêng nhất nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng.

Long trọng nhất là nghi thức trao và nhận cà sa đến vị tỳ kheo đã an cư 3 tháng tại chùa Long Hoa Thiên Bảo, người có giới hạnh thanh tịnh, xứng đáng được thọ nhận y Kathina.

Long trọng nhất là nghi thức trao và nhận cà sa đến vị tỳ kheo đã an cư 3 tháng tại chùa Long Hoa Thiên Bảo, người có giới hạnh thanh tịnh, xứng đáng được thọ nhận y Kathina.

Đại diện tăng đoàn, Hòa thượng Dharma Nanda và Đại đức Panna Rathana đã cử hành nghi thức trao y Kathina đến vị Tỳ-kheo đã được chư tăng lựa chọn.

Đại diện tăng đoàn, Hòa thượng Dharma Nanda và Đại đức Panna Rathana đã cử hành nghi thức trao y Kathina đến vị Tỳ-kheo đã được chư tăng lựa chọn.

"Đây không chỉ là việc làm tốt mà còn là cách để mình học hỏi về sự khiêm tốn và lòng biết ơn", Xuân Diệp phấn khởi cho hay.

"Đây không chỉ là việc làm tốt mà còn là cách để mình học hỏi về sự khiêm tốn và lòng biết ơn", Xuân Diệp phấn khởi cho hay.

Giang Thoại Xuân Diệp, sinh viên năm II - ĐH Văn Hóa hân hoan nói, đây là lần đầu tiên em được cùng các phật tử và bà con về dự lễ và dâng tặng những tấm y áo cà sa - biểu tượng của lòng từ bi và sự quan tâm.

Sư cô trụ trì tổ chức đại lễ với các nghi thức cúng dường thật long trọng, dịp này còn mời cả chư tăng các nước về tham dự. Đặc biệt là khi rước lễ dâng vật phẩm lên cúng tam bảo, đặt lên chánh điện tôn nghiêm, trang hoàng rực rỡ đèn, hoa trông thật hoàn mỹ.

Sau nghi lễ dâng y là nghi thức rót nước tịnh tâm, hồi hướng công đức đến cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ đã quá vãng và tất cả chư hương linh đã khuất.

Sau nghi lễ dâng y là nghi thức rót nước tịnh tâm, hồi hướng công đức đến cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ đã quá vãng và tất cả chư hương linh đã khuất.

Vị sư cả thực hiện nghi thức vẫy nước chúc phước lành, mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc.

Vị sư cả thực hiện nghi thức vẫy nước chúc phước lành, mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc.

Nghi thức dâng lễ Kathina chỉ diễn ra duy nhất 1 lần trong năm, các tín đồ có thể đón nhận phước lành tinh tấn nhất trong lần lễ trọng đại này, Đại đức Bante Punyasiri nhấn mạnh.

Nghi thức dâng lễ Kathina chỉ diễn ra duy nhất 1 lần trong năm, các tín đồ có thể đón nhận phước lành tinh tấn nhất trong lần lễ trọng đại này, Đại đức Bante Punyasiri nhấn mạnh.

Chia sẻ tại buổi lễ, Đại đức Bante Punyasiri, Trụ trì chùa Maithree cho biết: Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy từ khởi nguyên, Đại lễ dâng y Casa Kathina hàng năm tổ chức một lần duy nhất sau mùa An cư kiết hạ kết thúc.

Hàng năm, từ Rằm tháng 9 tới Rằm tháng 10, tại các trường hạ, nơi có chư tăng an cư, lễ dâng y Kathina được tổ chức long trọng và thiêng liêng. Ngoài việc dâng các lễ vật thiết yếu đến ngôi Tam bảo, các tín đồ phật tử và các mạnh thường quân còn đóng góp kinh phí với mục đích là để trùng tu, sửa chữa chùa chiền và cung cấp lương thực, thực phẩm đến các chư tăng, để các ngài yên tâm tu học, phụng sự phật pháp.

Hữu Long

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn//le-hoi/dai-le-casa-kathina-mua-an-cu-kiet-ha-khep-lai-voi-nhieu-phuoc-lanh-c9a64285.html