Đài quan sát thiên văn lớn nhất ở Ai Cập cổ đại

Một trong những công trình lớn nhất Ai Cập từng được xây dựng đã được các nhà khảo cổ khai quật ở thành phố Kafr El Sheikh.

 Trên Facebook, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập tuyên bố một đài quan sát thiên văn có niên đại từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đã được các nhà khảo cổ tìm thấy tại thành phố cổ Kafr El Sheikh.

Trên Facebook, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập tuyên bố một đài quan sát thiên văn có niên đại từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đã được các nhà khảo cổ tìm thấy tại thành phố cổ Kafr El Sheikh.

 Mohamed Ismail Khaled, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Ai Cập ca ngợi khám phá này là một cột mốc quan trọng "minh chứng cho sự khéo léo và kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại trong lĩnh vực thiên văn học từ thời xa xưa".

Mohamed Ismail Khaled, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Ai Cập ca ngợi khám phá này là một cột mốc quan trọng "minh chứng cho sự khéo léo và kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại trong lĩnh vực thiên văn học từ thời xa xưa".

 Đài quan sát này được xây bằng gạch bùn, có diện tích 850 m2 và được cho là địa điểm lớn nhất của người Ai Cập cổ đại từng được phát hiện. Công trình có kiến trúc hình chữ L với phần lối vào hướng về phía Đông.

Đài quan sát này được xây bằng gạch bùn, có diện tích 850 m2 và được cho là địa điểm lớn nhất của người Ai Cập cổ đại từng được phát hiện. Công trình có kiến trúc hình chữ L với phần lối vào hướng về phía Đông.

 Công trình cổ đại này cũng là bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đại đã nghiên cứu chuyển động của các vì sao và mặt trời, ảnh hưởng đến các sự kiện tôn giáo và nông nghiệp quan trọng.

Công trình cổ đại này cũng là bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đại đã nghiên cứu chuyển động của các vì sao và mặt trời, ảnh hưởng đến các sự kiện tôn giáo và nông nghiệp quan trọng.

 Theo các chuyên gia, thiết kế hình chữ L và được trang trí bằng các cột giống với đền thờ Ai Cập cho thấy đài thiên văn này không chỉ dùng để nghiên cứu mà còn được sử dụng cho các sự kiện tôn giáo và nghi lễ.

Theo các chuyên gia, thiết kế hình chữ L và được trang trí bằng các cột giống với đền thờ Ai Cập cho thấy đài thiên văn này không chỉ dùng để nghiên cứu mà còn được sử dụng cho các sự kiện tôn giáo và nghi lễ.

 Đi vào trong đài thiên văn, các nhà khảo cổ nhanh chóng phát hiện nhiều cổ vật có liên quan đến thiên văn học. Một trong những phát hiện thú vị nhất trong số này là một chiếc đồng hồ đổ bóng lớn do người Ai Cập cổ đại thiết kế để theo dõi thời gian, sử dụng chuyển động của bóng khi Mặt Trời di chuyển trên bầu trời từ bình minh đến lúc hoàng hôn.

Đi vào trong đài thiên văn, các nhà khảo cổ nhanh chóng phát hiện nhiều cổ vật có liên quan đến thiên văn học. Một trong những phát hiện thú vị nhất trong số này là một chiếc đồng hồ đổ bóng lớn do người Ai Cập cổ đại thiết kế để theo dõi thời gian, sử dụng chuyển động của bóng khi Mặt Trời di chuyển trên bầu trời từ bình minh đến lúc hoàng hôn.

 Bên cạnh đó, một kho báu các hiện vật tôn giáo, bao gồm tượng, đồ gốm, bàn cúng, đồ trang sức, dụng cụ đo lường và nhiều vật phẩm khác đã được tìm thấy trong đài quan sát.

Bên cạnh đó, một kho báu các hiện vật tôn giáo, bao gồm tượng, đồ gốm, bàn cúng, đồ trang sức, dụng cụ đo lường và nhiều vật phẩm khác đã được tìm thấy trong đài quan sát.

 Michelle Starr, cây viết có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của tờ Science Alert cho rằng công trình này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy người Ai Cập là một trong những nhà thiên văn học lão luyện nhất trong lịch sử cổ đại. "Chính tại Ai Cập cổ đại, lịch 365 ngày và ngày 24 giờ đã ra đời. Họ đã lập bản đồ hoàn chỉnh bầu trời đêm và có chòm sao và cung hoàng đạo riêng. Một số cung hoàng đạo vẫn được công nhận cho đến ngày nay", Starr viết.

Michelle Starr, cây viết có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của tờ Science Alert cho rằng công trình này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy người Ai Cập là một trong những nhà thiên văn học lão luyện nhất trong lịch sử cổ đại. "Chính tại Ai Cập cổ đại, lịch 365 ngày và ngày 24 giờ đã ra đời. Họ đã lập bản đồ hoàn chỉnh bầu trời đêm và có chòm sao và cung hoàng đạo riêng. Một số cung hoàng đạo vẫn được công nhận cho đến ngày nay", Starr viết.

Anh Tuấn

Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.

Nguồn Znews: https://znews.vn/dai-quan-sat-thien-van-lon-nhat-o-ai-cap-co-dai-post1496087.html