Đẫm nước mắt tiễn biệt phi công hy sinh tại Khánh Hòa về đất mẹ

Chuyến bay định mệnh mang số hiệu 09 của Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan Không quân ở Khánh Hòa đã lấy đi sinh mệnh hai phi công. Hai anh hy sinh để lại niềm tiếc thương đối với đồng đội, người thân và bạn bè, láng giềng.

Ngày 17-6, phi công hy sinh trong chuyến bay huấn luyện ngày 14-6 tại Khánh Hòa đã được đồng đội, người thân và đông đảo láng giềng đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn. Từ sáng sớm, hàng ngàn đồng đội, các ban ngành địa phương và người dân đã có mặt tại nghĩa trang liệt sỹ xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội viếng Thiếu úy Đào Văn Long (SN 1998, Phi công Phi đội 1 - Trung đoàn 920) hi sinh trong vụ máy bay rơi khi thực hiện bài huấn luyện vào ngày 14-6 tại Khánh Hòa. Đồng đội, người thân và người dân địa phương bày tỏ sự thương tiếc trước sự hy sinh của Thiếu úy Đào Văn Long. Anh Long là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm phi công.

Ngày 17-6, phi công hy sinh trong chuyến bay huấn luyện ngày 14-6 tại Khánh Hòa đã được đồng đội, người thân và đông đảo láng giềng đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn. Từ sáng sớm, hàng ngàn đồng đội, các ban ngành địa phương và người dân đã có mặt tại nghĩa trang liệt sỹ xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội viếng Thiếu úy Đào Văn Long (SN 1998, Phi công Phi đội 1 - Trung đoàn 920) hi sinh trong vụ máy bay rơi khi thực hiện bài huấn luyện vào ngày 14-6 tại Khánh Hòa. Đồng đội, người thân và người dân địa phương bày tỏ sự thương tiếc trước sự hy sinh của Thiếu úy Đào Văn Long. Anh Long là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm phi công.

Đông đảo đồng đội, người thân, các ban ngành địa phương, hàng xóm láng giềng đã đến phúng viếng, tiễn biệt Thiếu úy Đào Văn Long.

Đông đảo đồng đội, người thân, các ban ngành địa phương, hàng xóm láng giềng đã đến phúng viếng, tiễn biệt Thiếu úy Đào Văn Long.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tới chia sẻ cùng gia quyến và mong muốn gia đình Thiếu úy Long vượt qua đau thương, mất mát này.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tới chia sẻ cùng gia quyến và mong muốn gia đình Thiếu úy Long vượt qua đau thương, mất mát này.

Anh Long là con trai cả trong gia đình có truyền thống là phi công. Trước Thiếu úy Long, gia đình, họ hàng nhà anh đã có 3 người từng được tham gia huấn luyện và bay. Trong đó, có hai người bác là ông Đào Văn Sơn, ông Nguyễn Khắc Quang và em ruột ông Quang đều là phi công. Chính những người đi trước với nhiệt huyết, tình yêu quê hương đất nước và yêu bầu trời đã hun đúc cho Thiếu úy Long những hoài bão, ước mơ trở thành phi công để được làm chủ bầu trời, bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Anh Long là con trai cả trong gia đình có truyền thống là phi công. Trước Thiếu úy Long, gia đình, họ hàng nhà anh đã có 3 người từng được tham gia huấn luyện và bay. Trong đó, có hai người bác là ông Đào Văn Sơn, ông Nguyễn Khắc Quang và em ruột ông Quang đều là phi công. Chính những người đi trước với nhiệt huyết, tình yêu quê hương đất nước và yêu bầu trời đã hun đúc cho Thiếu úy Long những hoài bão, ước mơ trở thành phi công để được làm chủ bầu trời, bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Sơn và ông Quang đều tự hào về truyền thống gia đình và Thiếu úy Long. Nói về người con trai đã hy sinh, ông Đào Văn Nam cố nén đau thương cho biết, ông và gia đình rất tự hào về truyền thống của gia đình, cũng như tự hào về Thiếu úy Long. Ông Nam chia sẻ: “Cháu ước mơ trở thành phi công từ nhỏ. Dù đỗ 3 trường đại học, nhưng cháu chọn theo học tại trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân để nối tiếp truyền thống của gia đình. Cháu nói con sẽ cố gắng học bằng được nên tôi rất tôn trọng sự lựa chọn của cháu”. Còn ông Đào Văn Sơn khi nhắc đến người cháu của mình cũng tự đầy hào: “Cháu mất đi là mất mát to lớn đối với gia đình, nhưng chúng tôi tự hào về cháu. Trước khi cháu Long làm phi công, tôi có nói với cháu về ngành này, điều vui nhất của mình là mình được điều khiển một mình một máy bay trên trời. Đấy chính là vinh dự to lớn. Khi con đã ham bầu trời, con phải phấn đấu học tâp, rèn luyện sức khỏe để khi ngồi trong buồng bay, bay trên bầu trời con thấy vinh dự về nghề cũng như ý thức được trách nhiệm to lớn là người lính cụ Hồ, góp phần vào việc bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc”.

Ông Sơn và ông Quang đều tự hào về truyền thống gia đình và Thiếu úy Long. Nói về người con trai đã hy sinh, ông Đào Văn Nam cố nén đau thương cho biết, ông và gia đình rất tự hào về truyền thống của gia đình, cũng như tự hào về Thiếu úy Long. Ông Nam chia sẻ: “Cháu ước mơ trở thành phi công từ nhỏ. Dù đỗ 3 trường đại học, nhưng cháu chọn theo học tại trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân để nối tiếp truyền thống của gia đình. Cháu nói con sẽ cố gắng học bằng được nên tôi rất tôn trọng sự lựa chọn của cháu”. Còn ông Đào Văn Sơn khi nhắc đến người cháu của mình cũng tự đầy hào: “Cháu mất đi là mất mát to lớn đối với gia đình, nhưng chúng tôi tự hào về cháu. Trước khi cháu Long làm phi công, tôi có nói với cháu về ngành này, điều vui nhất của mình là mình được điều khiển một mình một máy bay trên trời. Đấy chính là vinh dự to lớn. Khi con đã ham bầu trời, con phải phấn đấu học tâp, rèn luyện sức khỏe để khi ngồi trong buồng bay, bay trên bầu trời con thấy vinh dự về nghề cũng như ý thức được trách nhiệm to lớn là người lính cụ Hồ, góp phần vào việc bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc”.

Nói về cơ duyên đến với nghề phi công của anh Long, ông Nguyễn Khắc Quang cho biết, mỗi khi về quê, ông và con trai ông cũng như ông Sơn thường xuyên kể về cuộc đời phi công của mình. Nhiều lần chia sẻ với gia đình về nghề phi công như vậy đã khiến cho tình yêu bầu trời của Thiếu úy Long lớn dần và luôn mong muốn trở thành một phi công giỏi. “Long nói chọn trường để trở thành phi công đó chính là giấc mơ. Cháu bảo môi trường quân đội sẽ được rèn luyện về bản lĩnh chính trị, ý chí, sự dũng cảm. Tôi thường nói với cháu, là một phi công trước hết phải có bản lĩnh, sự dũng cảm, phải dành cả cuộc đời để bảo vệ Tổ quốc, Tổ quốc đã trao cho mình một tài sản rất lớn nên khi đã làm nhiệm vụ mình phải gánh vác những trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Việc phi công hy sinh không phải hiếm, trên thế giới cũng có nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là sự kiện để giáo viên và học viên nhà trường đúc rút kinh nghiệm để không còn những tai nạn như thế nữa”, ông Quang nhắn nhủ.

Nói về cơ duyên đến với nghề phi công của anh Long, ông Nguyễn Khắc Quang cho biết, mỗi khi về quê, ông và con trai ông cũng như ông Sơn thường xuyên kể về cuộc đời phi công của mình. Nhiều lần chia sẻ với gia đình về nghề phi công như vậy đã khiến cho tình yêu bầu trời của Thiếu úy Long lớn dần và luôn mong muốn trở thành một phi công giỏi. “Long nói chọn trường để trở thành phi công đó chính là giấc mơ. Cháu bảo môi trường quân đội sẽ được rèn luyện về bản lĩnh chính trị, ý chí, sự dũng cảm. Tôi thường nói với cháu, là một phi công trước hết phải có bản lĩnh, sự dũng cảm, phải dành cả cuộc đời để bảo vệ Tổ quốc, Tổ quốc đã trao cho mình một tài sản rất lớn nên khi đã làm nhiệm vụ mình phải gánh vác những trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Việc phi công hy sinh không phải hiếm, trên thế giới cũng có nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là sự kiện để giáo viên và học viên nhà trường đúc rút kinh nghiệm để không còn những tai nạn như thế nữa”, ông Quang nhắn nhủ.

Đồng đội, người thân, bạn bè, hàng xóm nghẹn ngào tiễn đưa Thiếu úy Đào Văn Long về với đất mẹ.Hình ảnh xúc động trong thời điểm tiễn biệt người phi công trẻ yêu bầu trời, yêu Tổ quốc.

Đồng đội, người thân, bạn bè, hàng xóm nghẹn ngào tiễn đưa Thiếu úy Đào Văn Long về với đất mẹ.Hình ảnh xúc động trong thời điểm tiễn biệt người phi công trẻ yêu bầu trời, yêu Tổ quốc.

Còn tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội, ông Lê Văn Lợi – bố phi công Lê Xuân Trường ngồi lặng người nghĩ về con: “Mẹ cháu mất sớm, ba bố con nương tựa vào nhau. Trường là người quyết đoán, mạnh mẽ nhưng sống rất tình cảm, tối nào cũng gọi điện, nói chuyện với tôi. Trước hôm gặp nạn, Trường còn gửi ảnh cho tôi xem, không ngờ…. hôm sau tôi đang tưới cây, cháu tôi điện thoại báo tin đơn vị của con có một chiếc máy bay gặp nạn. Gọi điện khắp nơi không nhận được hồi âm, về sau đơn vị báo tin con đã mất trong vụ tai nạn. Tôi chỉ biết lặng người”. Ông Lợi bảo, Thiếu ta Lê Xuân Trường là niềm tự hào của cả gia đình. “Con tôi hy sinh vì Tổ quốc. Tôi tự hào về Trường”. Vừa dứt lời, người cha già nhìn xa xăm bỏ ngỏ cuộc trò chuyện trong niềm thương nhớ tới con trai.

Còn tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội, ông Lê Văn Lợi – bố phi công Lê Xuân Trường ngồi lặng người nghĩ về con: “Mẹ cháu mất sớm, ba bố con nương tựa vào nhau. Trường là người quyết đoán, mạnh mẽ nhưng sống rất tình cảm, tối nào cũng gọi điện, nói chuyện với tôi. Trước hôm gặp nạn, Trường còn gửi ảnh cho tôi xem, không ngờ…. hôm sau tôi đang tưới cây, cháu tôi điện thoại báo tin đơn vị của con có một chiếc máy bay gặp nạn. Gọi điện khắp nơi không nhận được hồi âm, về sau đơn vị báo tin con đã mất trong vụ tai nạn. Tôi chỉ biết lặng người”. Ông Lợi bảo, Thiếu ta Lê Xuân Trường là niềm tự hào của cả gia đình. “Con tôi hy sinh vì Tổ quốc. Tôi tự hào về Trường”. Vừa dứt lời, người cha già nhìn xa xăm bỏ ngỏ cuộc trò chuyện trong niềm thương nhớ tới con trai.

Ông lật tìm từng bức hình của con trai trong niềm xót xa. Thiếu tá Lê Xuân Trường hy sinh để lại người cha già cùng vợ và hai con thơ. Anh Trường sinh ra và lớn lên trong gia đình nề nếp, có truyền thống binh nghiệp. Bố mẹ đẻ, chị gái, anh rể Thiếu tá Trường đều là người trong quân đội. Bố vợ anh là quân nhân chuyên nghiệp chuyên ngành động cơ máy bay (đã nghỉ hưu), nguyên học viên Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Không quân (nay là Trường Sĩ quan không quân). Vợ anh cũng là công nhân quốc phòng Trung đoàn 920. Vợ chồng anh có 2 con gái, cháu đầu sinh năm 2014 và cháu thứ 2 mới 3 tháng tuổi. Lúc nhỏ, anh Trường đã được biết đến là chàng trai học giỏi, ngoan hiền. Anh nuôi ước mơ và ý chí chinh phục bầu trời. Chính vì vậy, anh Trường đã chọn bầu trời là nơi anh thể hiện tình yêu nghề, yêu Tổ quốc.

Ông lật tìm từng bức hình của con trai trong niềm xót xa. Thiếu tá Lê Xuân Trường hy sinh để lại người cha già cùng vợ và hai con thơ. Anh Trường sinh ra và lớn lên trong gia đình nề nếp, có truyền thống binh nghiệp. Bố mẹ đẻ, chị gái, anh rể Thiếu tá Trường đều là người trong quân đội. Bố vợ anh là quân nhân chuyên nghiệp chuyên ngành động cơ máy bay (đã nghỉ hưu), nguyên học viên Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Không quân (nay là Trường Sĩ quan không quân). Vợ anh cũng là công nhân quốc phòng Trung đoàn 920. Vợ chồng anh có 2 con gái, cháu đầu sinh năm 2014 và cháu thứ 2 mới 3 tháng tuổi. Lúc nhỏ, anh Trường đã được biết đến là chàng trai học giỏi, ngoan hiền. Anh nuôi ước mơ và ý chí chinh phục bầu trời. Chính vì vậy, anh Trường đã chọn bầu trời là nơi anh thể hiện tình yêu nghề, yêu Tổ quốc.

Các anh về với đất mẹ trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội, người thân, bạn bè và đông đảo lối xóm.

Các anh về với đất mẹ trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội, người thân, bạn bè và đông đảo lối xóm.

Ngày 14/6, máy bay Yak-52 mang số hiệu 09 của Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan Không quân (thuộc Quân chủng Phòng quân - Không quân) tổ chức bay huấn luyện đã rơi tại chân đập Suối Dầu (Cam Lập - Khánh Hòa). Hai phi công gồm đại úy Lê Xuân Trường và trung sĩ Đào Văn Long đã hy sinh.
Đại úy phi công Lê Xuân Trường (33 tuổi, quê Hà Nội) là giảng viên bay, Biên đội trưởng, Phi đội 1 Trung đoàn 920. Trung sĩ Đào Văn Long (21 tuổi, quê Hà Nội ) là học viên bay.
Ngày 15-6, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký các quyết định truy phong, truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn đối với hai phi công của Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan Không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.
Theo quyết định, phi công Lê Xuân Trường được truy thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn từ cấp Đại úy lên Thiếu tá; phi công Đào Văn Long được truy phong quân hàm sĩ quan cấp bậc Thiếu úy.

Đoàn Tuấn

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/tin-chinh/dam-nuoc-mat-giay-phut-tien-biet-phi-cong-hy-sinh-tai-khanh-hoa-ve-voi-dat-me_75852.html