Dân chủ Mỹ qua sự kiện ngày 6.1: Xảy chuyện nên lộ diện

Cuộc khủng hoảng ngày 6/1 đã làm lộ diện những khiếm khuyết, rệu rã của nền dân chủ nước Mỹ. Rồi đây, nhân tố nào chi phối và quyết định chiều hướng tình hình Mỹ trong năm 2021? Mỹ sẽ để tâm đến đối ngoại ra sao? Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam.

Những ngôn từ to tát thường tạo được ấn tượng mạnh mẽ nhưng cũng dễ gây hiểu không thật sự chuẩn xác về nước Mỹ hiện tại sau những gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ cầm quyền sắp kết thúc của Tổng thống Donald Trump, đặc biệt kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 vừa qua mà kết quả cuối cùng là ông Trump bị thất cử.

Nước Mỹ bị xô đẩy vào tình trạng bất cứ khi nào cũng có thể bùng nổ xung khắc, bạo lực và hỗn loạn trong nội bộ. Nước Mỹ như thế không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài.

Nước Mỹ bị xô đẩy vào tình trạng bất cứ khi nào cũng có thể bùng nổ xung khắc, bạo lực và hỗn loạn trong nội bộ. Nước Mỹ như thế không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài.

Thực chất bên trong lộ diện

Những gì đã xảy ra ở tòa nhà trụ sở quốc hội Mỹ tại thủ đô Washington ngày 6/1 vừa qua không chỉ đơn thuần là hậu quả của việc ông Trump và phe cánh không chịu công nhận và chấp nhận thất cử trước cựu Phó Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ mà còn là một đỉnh điểm của sự phân cực trầm trọng trên chính trường và trong nội bộ xã hội Mỹ vốn được ông Trump tận dụng để đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 và tiếp tục nuôi dưỡng, thúc đẩy cũng như cực đoan hóa trong thời gian trị vì nước Mỹ đến nay. Thực trạng này được miêu tả và định tính hóa bằng khái niệm "khủng hoảng" mà cụ thể là khủng hoảng về kinh tế và xã hội, về chính trị và hiến pháp cũng như về mức độ bền vững của nền dân chủ ở Mỹ.

Nước Mỹ bị xô đẩy vào tình trạng bất cứ khi nào cũng có thể bùng nổ xung khắc, bạo lực và hỗn loạn trong nội bộ. Nước Mỹ như thế không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài.

Kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất trong thế kỷ trước đến nay, những người tiền nhiệm của ông Trump ở Nhà Trắng luôn coi nền dân chủ và cấu trúc quyền lực nhà nước "Check and Balance" ở Mỹ làm mô hình khuôn mẫu cho thế giới bên ngoài nước Mỹ. Mô hình khuôn mẫu này đã tự bộc lộ nhiều khiếm khuyết theo thời gian nhưng chưa khi nào tự thể hiện rệu rã và bất cập như trong những ngày này ở nước Mỹ. Đúng là phải khi xảy ra chuyện rồi thì thực chất bên trong mới lộ diện.

Điều nguy hại cho chính nền dân chủ ở Mỹ và tương lai của nước Mỹ là sự phân cực ấy không những chỉ gia tăng mức độ mà còn càng ngày càng thêm khó khắc phục khi nó phân chia nước Mỹ thành hai phe đối địch nhau chứ không chỉ có đối lập nhau, thành phái ủng hộ và không ủng hộ, thành bạn và thù. Đúng hay sai bây giờ không còn là tiêu chí quyết định bằng theo phe mình hay thuộc phái bên kia. Nền dân chủ vì thế mới bị tấn công và mọi truyền thống về văn hóa và đạo đức chính trị mới bị bất chấp. Nước Mỹ bị xô đẩy vào tình trạng bất cứ khi nào cũng có thể bùng nổ xung khắc, bạo lực và hỗn loạn trong nội bộ. Nước Mỹ như thế không thể tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh, vai trò và ảnh hưởng ở thế giới bên ngoài.

Hai nhân tố quyết định

Sẽ sai lầm tai hại khi vội cho rằng với sự đắc cử của ông Biden và sự thay đổi chính quyền vào trưa ngày 20/1 sắp tới, bốn năm cầm quyền của ông Trump chỉ là một giai thoại trong lịch sử nước Mỹ. Đúng là sau những gì ông Trump đã làm và sau những gì đã xảy ra ở nước Mỹ trong những ngày vừa qua cũng như tới đây có thể xảy ra liên quan đến khả năng ông Trump bị quốc hội luận tội phế truất lần thứ hai, người này gần như không còn cơ hội thực tế để tái ứng cử tổng thống vào năm 2024. Nhưng điều ấy không có nghĩa là ông Trump sẽ nhanh chóng không còn ảnh hưởng và vai trò chính trị gì nữa ở nước Mỹ. Bởi thế, nước Mỹ tới đây sẽ ra sao phụ thuộc ở mức độ quyết định vào hai nhân tố.

Phía trước là thời gian nước Mỹ bận rộn với chính mình và sẽ bận rộn tới mức không thể để tâm nhiều như trước tới chuyện của thế giới bên ngoài.

Nhân tố thứ nhất là ông Biden thành công hay thất bại trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện tại của nước Mỹ và thời gian xử lý chỉ có nhiều nhất là hai năm - cho tới cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào năm 2022. Tại cuộc bầu cử ấy, chỉ cần phe Đảng Dân chủ bị mất đa số ở một trong lưỡng viện lập pháp thì ông Biden chẳng khác gì bị mất cả thiên thời lẫn nhân hòa. Nhân tố thứ hai là Đảng Cộng hòa tiếp tục ở trong hay tự giải thoát được ra khỏi sự cương tỏa của ông Trump. Mọi dấu hiệu đều cho thấy vụ việc ngày 6/1 vừa qua tác động như “giọt nước làm tràn cốc nước” đối với đảng này, buộc đảng này phải tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của ông Trump để tiếp tục có được tương lai quyền lực chính trị ở Mỹ.

Bận rộn với chính mình

Phía trước là thời gian nước Mỹ bận rộn với chính mình và sẽ bận rộn tới mức không thể để tâm nhiều như trước tới chuyện của thế giới bên ngoài.

Thực tế này buộc ông Biden dù có muốn hay không thì cũng phải tập trung ưu tiên hàng đầu cho xử lý chuyện đối nội, cụ thể là nhanh chóng thành lập chính quyền mới để hoạt động, bình ổn tình hình chính trị xã hội, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, khôi phục tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy một số cuộc cải cách xã hội. Cho dù có lợi thế hiếm thấy ở lưỡng viện lập pháp, ông Biden vẫn không thể không tìm cách gây dựng sự hợp tác giữa phe đảng Dân chủ và phái đảng Cộng hòa trong quốc hội. Người này trước mắt sẽ không có những quyết sách mới bất ngờ về đối ngoại mà sẽ tránh hay hạn chế mọi rủi ro và khó xử mới về đối ngoại và an ninh mà chỉ có quyết sách mới khi buộc phải hành động.

Cho nên cả trên phương diện lật ngược hay tiếp tục những chính sách của người tiền nhiệm, ông Biden đều sẽ không vội vàng mà sẽ có lựa chọn, sẽ dễ trước khó sau, danh nghĩa trước và thực chất sau. Nước Mỹ trong thời gian qua đã tự vạch áo cho người xem lưng. Ông Biden giờ ý thức được rằng bây giờ trước hết phải tu chỉnh lại xiêm y cho nước Mỹ rồi mới thật sự vận hành sự trở lại thế giới của nước Mỹ như đã tuyên cáo.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/dan-chu-my-qua-su-kien-ngay-61-xay-chuyen-nen-lo-dien-133880.html