Dân góp ý: Nỗi khổ của bệnh nhân nghèo bị cắt chính sách hỗ trợ

Từ năm 2023, nhiều tỉnh, thành phố đồng loạt dừng bố trí ngân sách đối với Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo và giải thể quỹ này. Hàng triệu bệnh nhân nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn được thụ hưởng chính sách này của nhà nước từ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn không còn được hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.

Những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân không đủ khả năng chi trả viện phí cũng không còn được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo như trước.

Tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà, chuyển bệnh viện dành cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn khi điều trị nội trú, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ cũng không còn được áp dụng.

Từ năm 2023, nhiều tỉnh, thành phố đồng loạt dừng bố trí ngân sách đối với Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo và giải thể Quỹ này. Hàng triệu bệnh nhân nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn được thụ hưởng chính sách này của nhà nước từ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg năm 2012 của Chính phủ, các địa phương đã lập Quỹ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Hàng năm, các tỉnh, thành cân đối dự toán ngân sách địa phương để trích hàng chục tỷ đồng bổ sung vào quỹ này để chi hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ chi phí lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà dành cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn cũng như hỗ trợ một phần khi phí cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí. Tuy nhiên, chính sách này đã dừng thực hiện với lý do vướng luật, vướng về cơ chế, chính sách.

Gần 12 năm duy trì, chính sách hỗ trợ này được coi là cứu cánh cho nhiều hoàn cảnh bệnh nhân khốn khó. Tuy nhiên, việc dừng thực hiện này ngay lập tức đẩy nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số, bệnh nhân mắc bênh hiểm nghèo phải đối diện nhiều nỗi lo, khó khăn mỗi khi nhập viện điều trị.

Bệnh nhân nghèo nghèo, bệnh nhân là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn dù được hỗ trợ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh nhưng tiền ăn uống, đi lại trong thời gian điều trị bệnh nội trú nếu tự lo để trang trải là cả một vấn đề. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước hiện còn hơn 815.000 hộ nghèo. Như vậy, con số bệnh nhân là người nghèo bị tác động trước việc dừng hỗ trợ tiền ăn, tiền chi phí đi lại điều trị bệnh nội trú là không hề nhỏ. Và nếu không có một chính sách mới tương tự thì cảnh khổ của bệnh nhân nghèo còn kéo dài.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!

Minh Huy

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/dan-gop-y-noi-kho-cua-benh-nhan-ngheo-bi-cat-chinh-sach-ho-tro-233012.htm