Dân kêu trời vì siêu dự án gần 1.200 tỷ đồng ở Quảng Ngãi 'treo' suốt 15 năm

Sau 15 năm triển khai xây dựng, dự án Khu thương mại - dịch vụ Vina Universal Paradise với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng, vẫn chỉ là bãi đất trống bỏ hoang, khiến hàng trăm hộ dân nằm trong vùng quy hoạch lâm vào cảnh khốn khổ.

Dự án Khu thương mại - dịch vụ Vina Universal Paradise (nay đổi tên thành dự án Khu đô thị An Sơn) được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, với tổng vốn khoảng 1.200 tỷ đồng, trên phần diện tích gần 60ha, nằm ở phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi). Dự án do Công ty CP Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina làm chủ đầu tư.

Dự án Khu thương mại - dịch vụ Vina Universal Paradise (nay đổi tên thành dự án Khu đô thị An Sơn) được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, với tổng vốn khoảng 1.200 tỷ đồng, trên phần diện tích gần 60ha, nằm ở phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi). Dự án do Công ty CP Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina làm chủ đầu tư.

Thời điểm đó, chủ đầu tư công bố dự án này là khu đô thị thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân địa phương. Dự án có khu nhà ở gồm 237 nhà liền kề, 183 nhà biệt thự vườn, 56 bungalow, 5 khu thương mại - dịch vụ.

Thời điểm đó, chủ đầu tư công bố dự án này là khu đô thị thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân địa phương. Dự án có khu nhà ở gồm 237 nhà liền kề, 183 nhà biệt thự vườn, 56 bungalow, 5 khu thương mại - dịch vụ.

Theo kế hoạch, toàn bộ công trình hoàn thành sau 4 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đến 2011, dự án mới chỉ giải phóng mặt bằng 12 ha, đạt 22%, với tổng chi phí bồi thường hơn 20 tỷ đồng. Kể từ đó đến nay, dự án này hầu như không triển khai.

Theo kế hoạch, toàn bộ công trình hoàn thành sau 4 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng đến 2011, dự án mới chỉ giải phóng mặt bằng 12 ha, đạt 22%, với tổng chi phí bồi thường hơn 20 tỷ đồng. Kể từ đó đến nay, dự án này hầu như không triển khai.

Dự án treo nhiều năm, gây lãng phí đất đai, nhiều lần chủ đầu tư bị chính quyền tỉnh Quảng Ngãi nhắc nhở. Năm 2014, chủ đầu tư xin gia hạn tiến độ và được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, thời gian thực hiện từ 2014 đến năm 2018. Nhưng rồi, chủ đầu tư vẫn không triển khai dự án.

Dự án treo nhiều năm, gây lãng phí đất đai, nhiều lần chủ đầu tư bị chính quyền tỉnh Quảng Ngãi nhắc nhở. Năm 2014, chủ đầu tư xin gia hạn tiến độ và được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, thời gian thực hiện từ 2014 đến năm 2018. Nhưng rồi, chủ đầu tư vẫn không triển khai dự án.

Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa ra 2 phương án cho nhà đầu tư. Một là dự án tiếp tục được thực hiện theo đúng tiến độ giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh; hai là chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.

Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa ra 2 phương án cho nhà đầu tư. Một là dự án tiếp tục được thực hiện theo đúng tiến độ giấy chứng nhận đầu tư đã điều chỉnh; hai là chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.

Sau đó các cổ đông thành lập Công ty CP Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina đã thế chấp toàn bộ cổ phần cho PVcomBank để đảm bảo nghĩa vụ nợ tại ngân hàng. Do đó, năm 2019 chủ sở hữu dự án thay đổi sang nhóm cổ đông mới là công ty thành viên với 100% vốn PVcomBank.

Sau đó các cổ đông thành lập Công ty CP Đầu tư khu du lịch - phim trường Vina đã thế chấp toàn bộ cổ phần cho PVcomBank để đảm bảo nghĩa vụ nợ tại ngân hàng. Do đó, năm 2019 chủ sở hữu dự án thay đổi sang nhóm cổ đông mới là công ty thành viên với 100% vốn PVcomBank.

Với tiềm lực của PVcomBank, chủ đầu tư khẳng định đủ nguồn lực tiếp tục đầu tư và triển khai dự án. Công ty đã kiến nghị UBND Quảng Ngãi xem xét cho khảo sát, đánh giá lại toàn bộ dự án để lên phương án triển khai theo kiến trúc cũ hoặc thay đổi phù hợp với định hướng phát triển của dự án tại thời điểm này. Đồng thời, lập các thủ tục xin gia hạn thời gian đầu tư dự án. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn "án binh bất động".

Với tiềm lực của PVcomBank, chủ đầu tư khẳng định đủ nguồn lực tiếp tục đầu tư và triển khai dự án. Công ty đã kiến nghị UBND Quảng Ngãi xem xét cho khảo sát, đánh giá lại toàn bộ dự án để lên phương án triển khai theo kiến trúc cũ hoặc thay đổi phù hợp với định hướng phát triển của dự án tại thời điểm này. Đồng thời, lập các thủ tục xin gia hạn thời gian đầu tư dự án. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn "án binh bất động".

Dự án giậm chân tại chỗ, khiến 160 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch buộc phải sống “treo” theo dự án suốt 15 năm và không biết phải đợi đến bao giờ. Những thửa ruộng đất màu mỡ đã thu hồi rồi bỏ hoang, nhà cửa thì xuống cấp mà xây chẳng được, sửa cũng chẳng xong do vướng quy hoạch.

Dự án giậm chân tại chỗ, khiến 160 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch buộc phải sống “treo” theo dự án suốt 15 năm và không biết phải đợi đến bao giờ. Những thửa ruộng đất màu mỡ đã thu hồi rồi bỏ hoang, nhà cửa thì xuống cấp mà xây chẳng được, sửa cũng chẳng xong do vướng quy hoạch.

Ngôi nhà ông Ngô Quang Sơn (75 tuổi, tổ dân phố Liên Hiệp 2C, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) đang ở, đã có tuổi thọ hơn 30 năm, xuống cấp nghiêm trọng bởi suốt thời gian dài không được sửa chữa. “Ngày 8/7/2023, khoảng 1/3 căn nhà bất ngờ đổ sập ngay vị trí giường tôi nằm ngủ. Rất may lúc đó ban ngày không có ai ở nhà, nếu vào ban đêm chắc sẽ có người chết”, ông Sơn kể lại.

Ngôi nhà ông Ngô Quang Sơn (75 tuổi, tổ dân phố Liên Hiệp 2C, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) đang ở, đã có tuổi thọ hơn 30 năm, xuống cấp nghiêm trọng bởi suốt thời gian dài không được sửa chữa. “Ngày 8/7/2023, khoảng 1/3 căn nhà bất ngờ đổ sập ngay vị trí giường tôi nằm ngủ. Rất may lúc đó ban ngày không có ai ở nhà, nếu vào ban đêm chắc sẽ có người chết”, ông Sơn kể lại.

Cũng theo ông Sơn, dự án triển khai năm 2008, cuối 2009 tiến hành chi trả đền bù ruộng đất cho dân. Nhà ông nằm ngay khu vực trung tâm dự án mà vẫn chưa được kiểm đếm. Mấy lần nghe nói đã lên kế hoạch kiểm đếm, đo đạc rồi chẳng thấy thực hiện. Nhiều nhà quanh đây đổ sập, hư hỏng nhưng chính quyền bảo là nằm trong vùng quy hoạch, không được làm gì.

Cũng theo ông Sơn, dự án triển khai năm 2008, cuối 2009 tiến hành chi trả đền bù ruộng đất cho dân. Nhà ông nằm ngay khu vực trung tâm dự án mà vẫn chưa được kiểm đếm. Mấy lần nghe nói đã lên kế hoạch kiểm đếm, đo đạc rồi chẳng thấy thực hiện. Nhiều nhà quanh đây đổ sập, hư hỏng nhưng chính quyền bảo là nằm trong vùng quy hoạch, không được làm gì.

“Bây giờ muốn sửa nhà, muốn lấy sổ đỏ vay vốn làm ăn hay tách thửa cho con cái cũng không được. Dự án treo khiến cuộc sống của người dân khó khăn đủ bề. Lỗi không phải của người dân, nhưng chúng tôi là người hứng chịu mọi khó khăn vì dự án. Mong các cấp chính quyền sớm có phương án di di dời các hộ dân ra khỏi vùng quy hoạch treo”, ông Sơn bức xúc.

“Bây giờ muốn sửa nhà, muốn lấy sổ đỏ vay vốn làm ăn hay tách thửa cho con cái cũng không được. Dự án treo khiến cuộc sống của người dân khó khăn đủ bề. Lỗi không phải của người dân, nhưng chúng tôi là người hứng chịu mọi khó khăn vì dự án. Mong các cấp chính quyền sớm có phương án di di dời các hộ dân ra khỏi vùng quy hoạch treo”, ông Sơn bức xúc.

Ông Sơn chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân nằm trong khu vực dự án phải mòn mỏi sống trong khổ sở, khó khăn vì dự án “treo” dai dẳng suốt 15 năm và không biết phải đợi đến bao giờ.

Ông Sơn chỉ là một trong số hàng trăm hộ dân nằm trong khu vực dự án phải mòn mỏi sống trong khổ sở, khó khăn vì dự án “treo” dai dẳng suốt 15 năm và không biết phải đợi đến bao giờ.

Theo các hộ dân ở nơi đây, ngoài nỗi lo nhà cửa đổ sập, họ còn phải đối diện với tình trạng ngập nước “trường kỳ” mỗi khi mưa lớn. Bởi khu vực xung quanh cũng đã bị đổ đất để thực hiện dự án khác, nước không còn đường thoát.

Theo các hộ dân ở nơi đây, ngoài nỗi lo nhà cửa đổ sập, họ còn phải đối diện với tình trạng ngập nước “trường kỳ” mỗi khi mưa lớn. Bởi khu vực xung quanh cũng đã bị đổ đất để thực hiện dự án khác, nước không còn đường thoát.

Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi Trà Thanh Danh cho biết, dự án Khu đô thị An Sơn nằm trong nhóm dự án khu đô thị, khu dân cư có vốn ngoài ngân sách. Nhóm này hiện có hơn 100 dự án đang gặp vướng mắc vì giao đất không qua đấu giá, đấu thầu theo quy định. Tỉnh đã thống kê và lập danh sách, kiến nghị Trung ương tìm cách tháo gỡ.

Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi Trà Thanh Danh cho biết, dự án Khu đô thị An Sơn nằm trong nhóm dự án khu đô thị, khu dân cư có vốn ngoài ngân sách. Nhóm này hiện có hơn 100 dự án đang gặp vướng mắc vì giao đất không qua đấu giá, đấu thầu theo quy định. Tỉnh đã thống kê và lập danh sách, kiến nghị Trung ương tìm cách tháo gỡ.

“Về phía chính quyền địa phương đã yêu cầu nhà đầu tư khảo sát, chuẩn xác năng lực và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500, loại ra quy hoạch những phần vượt quá khả năng đầu tư và không phù hợp thực tế. Dự án kéo dài quá lâu đã ảnh hưởng đến người dân trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi chờ hướng dẫn từ phía Trung ương, vẫn chưa thể kết luận dự án tiếp tục hay dừng lại”, ông Danh nói thêm.

“Về phía chính quyền địa phương đã yêu cầu nhà đầu tư khảo sát, chuẩn xác năng lực và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500, loại ra quy hoạch những phần vượt quá khả năng đầu tư và không phù hợp thực tế. Dự án kéo dài quá lâu đã ảnh hưởng đến người dân trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi chờ hướng dẫn từ phía Trung ương, vẫn chưa thể kết luận dự án tiếp tục hay dừng lại”, ông Danh nói thêm.

Dân kêu trời vì siêu dự án gần 1.200 tỷ 'treo' suốt 15 năm.

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dan-keu-troi-vi-sieu-du-an-gan-1200-ty-dong-o-quang-ngai-treo-suot-15-nam-post1553668.tpo