Dân 'khốn khổ' vì xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở miền Nam

Những năm gần đây, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Đặc biệt xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đây cũng là vấn đề được cử tri ở Đồng bằng sông Cửu Long quan tâm trước phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khô hạn, sụt lún, xâm nhập mặn… đó là những gì đang diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL thời điểm màu khô vừa qua…Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng đất sản xuất nông nghiệp,

Theo ngành nông nghiệp Sóc Trăng, tại huyện Long Phú nông dân xuống giống lúa đông xuân muộn trên 6.000ha, hiện có 3000 ha bị thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có hơn 600 ha bị thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn. Mặc dù sở đã có văn bản, làm việc với các địa phương, khuyến cáo người dân không làm lúa vụ đông xuân muộn nhưng vẫn có nhiều người xuống giống.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, mùa khô hạn năm nay ngoài việc thiếu nước ở một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long khiến hơn 500.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Trước đó, các tỉnh Long An, hai tỉnh Tiền Giang và Cà Mau đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, xâm nhập mặn. Sau công bố, các đơn vị liên quan triển khai ngay những biện pháp ứng phó để ngăn chặn và khắc phục nhanh hậu quả.

Theo các nhà khoa học, cần tiếp tục nghiên cứu các công trình kiểm soát nguồn nước ở cửa sông ĐBSCL. Đây không phải hệ thống ngăn mặn mà là kiểm soát nguồn nước phục vụ sản xuất đa mục tiêu chứ không chỉ trồng lúa như trước đây. Việc ngọt hóa ở những vùng khó khăn nguồn nước cũng nên thay đổi.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Công Tràng - Chí Điển

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/dan-khon-kho-vi-xam-nhap-man-dien-bien-phuc-tap-o-mien-nam-224367.htm