Đàn ông thời cổ đại tại sao đều muốn lấy những cô gái 13, 14 tuổi làm vợ?
Thời cổ đại, không chỉ có phụ nữ mà đàn ông cũng kết hôn rất sớm bởi lẽ họ vấp phải rất nhiều vấn đề hơn thời hiện đại. Đặc biệt là về tuổi thọ.
Đầu tiên, đàn ông đều thích gái trẻ. Trong thời cổ đại, con gái 13 tuổi là đã có thể đi lấy chồng. Khi mới kết hôn, tuổi tác của đàn ông cũng vẫn còn rất nhỏ, cha mẹ đương nhiên đều muốn cưới cho con trai một cô vợ trẻ tuổi hơn, ai mà muốn lấy một cô vợ già hơn mình.
Đàn ông thành niên kiếm vợ trẻ có hai nguyên nhân, thứ nhất là đi bước nữa (vợ cũ đã mất nên lấy vợ hai), thứ hai là nạp thiếp (lấy vợ bé). Đàn ông thời này có thể coi mình là người đứng đầu trong gia đình, khi chọn vợ và thiếp, đương nhiên sẽ kiếm những cô gái trẻ tuổi đáng yêu, trong sáng.
Trương Yên 10 tuổi đã được gả cho Hán Huệ Đế Lưu Doanh, Võ Tắc Thiên 14 tuổi vào cung, Hiếu Trang Thái Hậu 13 tuổi gả cho Hoàng Thái Cực. Con gái thời đó cứ tới 13 - 14 tuổi là đã đi lấy chồng. Thứ hai, người thời cổ đại có tuổi thọ thấp, nếu như kết hôn muộn thì sẽ khó có con, rất dễ đoạn tuyệt tông đường.
Tuổi thọ của người thời xưa không được cao như hiện tại, vì thế mọi người thường kết hôn từ rất sớm. Đa số đều kết hôn từ lúc 13 - 14 tuổi, khi họ 17 - 18 tuổi thì đã làm cha làm mẹ rồi. Nếu như dựa theo tuổi kết hôn của người thời nay đặt vào hoàn cảnh thời cổ, vậy thì sẽ có rất nhiều người chưa kịp kết hôn thì đã qua đời mất rồi. Vậy thì gia đình dòng họ sẽ không có ai nối dõi tông đường.
Nhân vật Giả Châu trong tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần 20 tuổi đã qua đời rồi, nếu như theo tuổi kết hôn hiện đại, vậy thì Giả Châu sẽ không có con cái. Cũng may là cậu kết hôn từ sớm, để lại 1 người con trai để nối dõi tông đường. Vì thế mà họ thường sẽ kết hôn sớm hơn thời hiện đại chúng ta ngày nay.