Đập bát đĩa trước đám cưới
Ở Đức, người dân có một truyền thống gọi là Polterabend. Khách của cặp đôi mang đồ gốm đã được đập vỡ đến nhà của cặp đôi. Sau đó, cô dâu và chú rể phải dọn dẹp lại đống đồ vỡ đó. Đây được cho là hành động giúp các cặp vợ chồng gắn bó với nhau hơn.
Ném bột quế vào người độc thân
Một truyền thống từ thế kỷ 16 của Đan Mạch vẫn tồn tại cho đến ngày nay đó là, người độc thân sẽ bị bạn bè ném bột quế vào người trong dịp sinh nhật.
Đội những chiếc mũ ngộ nghĩnh khi độc thân
Tại Pháp, ngày 25/11 là ngày kỷ niệm Sainte Catherine - vị Thánh bảo trợ trẻ tuổi của những phụ nữ chưa lập gia đình. Vào ngày này, phụ nữ đến 25 tuổi đội mũ màu xanh lá cây và màu vàng.
Cô dâu không được cười trong hôn lễ
Theo phong tục ở Pakistan, cô dâu không được cười trong đám cưới. Người dân nước này quan niệm, cô dâu càng tỏ ra buồn rầu, họ sẽ càng hạnh phúc.
Đàn ông tìm vợ tại chợ
Tại Ma-rốc, nam giới có thể chọn bạn đời ở "chợ cô dâu" vào tháng 9 hằng năm. Các cô gái và phụ nữ góa chồng thường mặc váy khác nhau để đàn ông lựa chọn. Hai bên sẽ nói chuyện với nhau. Nếu người nữ thấy hài lòng, họ sẽ cho phép phía còn lại bắt tay, sau đó cùng nhau điền vào mẫu đơn xin kết hôn. Sau khi người đại diện của chính phủ Ma-rốc ký vào đơn, cuộc hôn nhân của họ được coi là hợp pháp.
Cho "quỷ" nhảy qua người em bé
Đây là tục lệ kỳ lạ và khá nguy hiểm của người dân Tây Ban Nha, được gọi là El Colacho - cho quỷ nhảy qua người em bé. Tục lệ này bắt nguồn từ năm 1620 với mong muốn cho những em bé có một cuộc sống tốt đẹp, tránh tà ma, cái ác. Những đứa trẻ sơ sinh được đặt trên những chiếc nệm trên đường phố và một số người sẽ hóa trang thành quỷ để nhảy qua các em bé.
Treo quan tài lên cao
Ở những vách đá dốc dựng đứng dọc theo sông Dương Tử, Trung Quốc, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc quan tài được treo ngược trên cao. Quan tài thường được treo cao 10 đến 50 mét và một số thậm chí được treo cao tới cả trăm mét so với mặt đất. Tập tục treo quan tài có từ gần 2000 năm trước.
Tục mài răng
Đây là một trong những nghi thức tôn giáo lớn nhất của người theo đạo Hindu. Tại Bali, răng thường được mài nhẵn vì người dân ở đây coi răng đại diện cho sự tức giận, ghen tuông, và cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Nghi thức này dành cho cả nam giới, phụ nữ và được thực hiện trước khi kết hôn hoặc tiến hành trong lễ cưới.
Diệu Bình (Theo Brightside, China Daily)