Dân phố cổ Hà Nội cúng giao thừa đón năm mới ở ngoài cửa

Nhiều gia đình ở phố trung tâm thủ đô tất bật bày biện mâm lễ cúng ngoài trời tại thời khắc chuyển sang năm mới Nhâm Dần.

 Tối 31/1 (tức 29 Tết), nhiều gia đình và hộ kinh doanh ở các con phố cổ Hà Nội sửa soạn mâm lễ bày trước cửa nhà để cúng giao thừa.

Tối 31/1 (tức 29 Tết), nhiều gia đình và hộ kinh doanh ở các con phố cổ Hà Nội sửa soạn mâm lễ bày trước cửa nhà để cúng giao thừa.

 Cúng giao thừa thường được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Mâm lễ cúng ngoài trời gồm ngũ quả, quần áo và mũ nón mũ thần linh, gà trống luộc...

Cúng giao thừa thường được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Mâm lễ cúng ngoài trời gồm ngũ quả, quần áo và mũ nón mũ thần linh, gà trống luộc...

 Anh Ngọc cùng chị Hoa sắp xếp đồ lễ lên bàn trước cửa hàng của mình trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm). "Vợ chồng tôi chuẩn bị từ hơn 22h. Ở nhà có ông bà lo cúng giao thừa nên chúng tôi làm lễ ở đây tới khi hóa vàng xong mới chúc Tết mọi người", anh Ngọc chia sẻ.

Anh Ngọc cùng chị Hoa sắp xếp đồ lễ lên bàn trước cửa hàng của mình trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm). "Vợ chồng tôi chuẩn bị từ hơn 22h. Ở nhà có ông bà lo cúng giao thừa nên chúng tôi làm lễ ở đây tới khi hóa vàng xong mới chúc Tết mọi người", anh Ngọc chia sẻ.

 Hai mâm lễ của hai hộ gia đình sống trong một ngôi nhà trên phố Hàng Quạt cùng bày trước cửa.

Hai mâm lễ của hai hộ gia đình sống trong một ngôi nhà trên phố Hàng Quạt cùng bày trước cửa.

 Tiểu thương một số cửa hàng kinh doanh trên phố Chả Cá (Hà Nội) làm lễ sớm rồi dọn dẹp về nhà đón Tết.

Tiểu thương một số cửa hàng kinh doanh trên phố Chả Cá (Hà Nội) làm lễ sớm rồi dọn dẹp về nhà đón Tết.

 Ông Vĩnh Quang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) tất bật sắp đồ bày mâm lễ cúng giao thừa từ 22h. Nhà ở trong ngõ nên ông thường cúng bên ngoài.

Ông Vĩnh Quang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) tất bật sắp đồ bày mâm lễ cúng giao thừa từ 22h. Nhà ở trong ngõ nên ông thường cúng bên ngoài.

 “Năm nào tôi cũng chuẩn bị từ sớm để có thời gian sắp xếp cho đầy đủ trước thời khắc giao thừa. Năm nay không khí Tết ảm đạm hơn nhiều so với các năm trước nhưng mâm lễ cúng vẫn phải có đủ những thứ cần thiết”, ông Quang chia sẻ.

“Năm nào tôi cũng chuẩn bị từ sớm để có thời gian sắp xếp cho đầy đủ trước thời khắc giao thừa. Năm nay không khí Tết ảm đạm hơn nhiều so với các năm trước nhưng mâm lễ cúng vẫn phải có đủ những thứ cần thiết”, ông Quang chia sẻ.

 Cúng giao thừa có ý nghĩa gạt bỏ hết những điều xấu, không may mắn của năm cũ để đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.

Cúng giao thừa có ý nghĩa gạt bỏ hết những điều xấu, không may mắn của năm cũ để đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.

 Nhiều gia đình bày mâm lễ trong nhà và mở một phần cửa mà không đưa ra vỉa hè.

Nhiều gia đình bày mâm lễ trong nhà và mở một phần cửa mà không đưa ra vỉa hè.

 Một gia đình trên phố Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm) đọc bài khấn mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình.

Một gia đình trên phố Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm) đọc bài khấn mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình.

 Khoảng 45-60 phút chờ hết tuần hương, cảnh hóa vàng diễn ra khắp nơi.

Khoảng 45-60 phút chờ hết tuần hương, cảnh hóa vàng diễn ra khắp nơi.

 Nhiều người ra đường đón giao thừa mua mía lộc về lấy may. Năm nay nhiều hàng bán mía còn gắn thêm muối vào thân cây.

Nhiều người ra đường đón giao thừa mua mía lộc về lấy may. Năm nay nhiều hàng bán mía còn gắn thêm muối vào thân cây.

 Ngay sau 0h sáng 1/2 (mùng 1 Tết), chùa Quán Sứ (Hà Nội) mở cửa đón khá đông khách tới cầu hạnh phúc, sức khỏe trong năm mới.

Ngay sau 0h sáng 1/2 (mùng 1 Tết), chùa Quán Sứ (Hà Nội) mở cửa đón khá đông khách tới cầu hạnh phúc, sức khỏe trong năm mới.

Đức Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dan-pho-co-ha-noi-cung-giao-thua-don-nam-moi-o-ngoai-cua-post1293549.html