Dân quân Việt Nam dùng vũ khí từ thế chiến hai để bảo vệ biên giới năm 1979

Cuộc tấn công bất ngờ không báo trước của quân đội Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khiến quân và dân ta phải sử dụng mọi loại vũ khí sẵn có để chống trả.

Đầu tiên là những khẩu tiểu liên PPSh-41 được Liên Xô cho ra đời từ năm 1941 và sử dụng như khẩu tiểu liên chính của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TL.

Đầu tiên là những khẩu tiểu liên PPSh-41 được Liên Xô cho ra đời từ năm 1941 và sử dụng như khẩu tiểu liên chính của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TL.

Đây là khẩu tiểu liên có tốc độ bắn nhanh, sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm cực kỳ thích hợp để tác chiến ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đây là khẩu tiểu liên có tốc độ bắn nhanh, sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm cực kỳ thích hợp để tác chiến ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một lượng lớn PPSh-41 khi chúng ta chiến đấu chống Pháp ở giai đoạn kháng chiến 9 năm và dù không còn sử dụng, chúng ta vẫn niêm cất bảo quản trong kho rất cẩn thận. Nguồn ảnh: Pinterest.

Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một lượng lớn PPSh-41 khi chúng ta chiến đấu chống Pháp ở giai đoạn kháng chiến 9 năm và dù không còn sử dụng, chúng ta vẫn niêm cất bảo quản trong kho rất cẩn thận. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, khá nhiều khẩu tiểu liên PPSh-41 đã được trang bị cho du kích địa phương để tham chiến chống quân xâm lược. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, khá nhiều khẩu tiểu liên PPSh-41 đã được trang bị cho du kích địa phương để tham chiến chống quân xâm lược. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiếp đến là khẩu DP-27 - khẩu súng máy ra đời từ năm 1927 và tính tới khi Chiến tranh Biên giới 1979 nổ ra, khẩu súng này đã có tuổi đời "ngoại ngũ tuần". Nguồn ảnh: TL.

Tiếp đến là khẩu DP-27 - khẩu súng máy ra đời từ năm 1927 và tính tới khi Chiến tranh Biên giới 1979 nổ ra, khẩu súng này đã có tuổi đời "ngoại ngũ tuần". Nguồn ảnh: TL.

Đặc điểm dễ nhận thấy của khẩu súng máy này đó là nó có băng đạn tròn lắp phía trên súng - thay vì lắp ở phía dưới như các loại súng hiện đại ra đời sau này. Nguồn ảnh: TL.

Đặc điểm dễ nhận thấy của khẩu súng máy này đó là nó có băng đạn tròn lắp phía trên súng - thay vì lắp ở phía dưới như các loại súng hiện đại ra đời sau này. Nguồn ảnh: TL.

DP-27 phục vụ trong quân đội Liên Xô suốt từ năm 1928 cho tới tận những năm 60 mới dần bị loại biên. Vào thời kỳ bị loại biên, một lượng lớn DP-27 đã được Liên Xô chuyển cho ta. Nguồn ảnh: Pinterest.

DP-27 phục vụ trong quân đội Liên Xô suốt từ năm 1928 cho tới tận những năm 60 mới dần bị loại biên. Vào thời kỳ bị loại biên, một lượng lớn DP-27 đã được Liên Xô chuyển cho ta. Nguồn ảnh: Pinterest.

Như thường lệ, dù chúng ta không sử dụng loại vũ khí này trong toàn quân với số lượng lớn nhưng vẫn niêm cất, bảo quản tốt trong kho để sẵn sàng sử dụng bất cứ khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Như thường lệ, dù chúng ta không sử dụng loại vũ khí này trong toàn quân với số lượng lớn nhưng vẫn niêm cất, bảo quản tốt trong kho để sẵn sàng sử dụng bất cứ khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không thể không nhắc tới huyền thoại Mosin Nagant - khẩu súng trường ra đời từ năm 1891 - đây có lẽ là khẩu súng cổ nhất được chúng ta sử dụng trong cuộc chiến tranh ở biên giới phía bắc. Nguồn ảnh: TL.

Không thể không nhắc tới huyền thoại Mosin Nagant - khẩu súng trường ra đời từ năm 1891 - đây có lẽ là khẩu súng cổ nhất được chúng ta sử dụng trong cuộc chiến tranh ở biên giới phía bắc. Nguồn ảnh: TL.

Ở Hà Nội, Mosin Nagant cũng là khẩu súng trường được sử dụng làm vũ khí huấn luyện cho dân quân, du kích và thanh niên địa phương, sẵn sàng tham chiến bất cứ khi nào nếu Trung Quốc leo thang chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.

Ở Hà Nội, Mosin Nagant cũng là khẩu súng trường được sử dụng làm vũ khí huấn luyện cho dân quân, du kích và thanh niên địa phương, sẵn sàng tham chiến bất cứ khi nào nếu Trung Quốc leo thang chiến tranh. Nguồn ảnh: TL.

Khẩu súng trường huyền thoại này đã theo chân những người lính Nga/Liên Xô suốt cả hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Thậm chí tới nay, Mosin Nagant vẫn được trông thấy trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khẩu súng trường huyền thoại này đã theo chân những người lính Nga/Liên Xô suốt cả hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Thậm chí tới nay, Mosin Nagant vẫn được trông thấy trong các cuộc xung đột ở Trung Đông. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tổng cộng đã có 37 triệu khẩu súng trường Mosin Nagant được ra đời trong thời gian từ năm 1891 cho tới tận năm... 1965 khi dây chuyền cuối cùng dừng sản xuất khẩu súng trường này. Ảnh: Lính biệt kích Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thu giữ súng trường Mosin Nagant của lính Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tổng cộng đã có 37 triệu khẩu súng trường Mosin Nagant được ra đời trong thời gian từ năm 1891 cho tới tận năm... 1965 khi dây chuyền cuối cùng dừng sản xuất khẩu súng trường này. Ảnh: Lính biệt kích Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thu giữ súng trường Mosin Nagant của lính Hồng quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cuối cùng là loại xe tăng ra đời từ năm 1945 - xe tăng T-34-85 - loại xe tăng được Liên Xô sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng chưa đóng góp được nhiều cho cuộc chiến thì chiến tranh đã kết thúc. Nguồn ảnh: TTXVN.

Cuối cùng là loại xe tăng ra đời từ năm 1945 - xe tăng T-34-85 - loại xe tăng được Liên Xô sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng chưa đóng góp được nhiều cho cuộc chiến thì chiến tranh đã kết thúc. Nguồn ảnh: TTXVN.

Một lượng lớn xe tăng T-34-85 của Liên Xô sau này đã được viện trợ cho Việt Nam và đây cũng có thể coi là loại xe tăng chủ lực đầu tiên của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Một lượng lớn xe tăng T-34-85 của Liên Xô sau này đã được viện trợ cho Việt Nam và đây cũng có thể coi là loại xe tăng chủ lực đầu tiên của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Đây cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực, xuất hiện sớm nhất trên chiến tranh biên giới ngay khi các lực lượng tiên phong của ta với xe tăng T-54/55 hiện đại hơn còn đang cấp tốc trở về từ mặt trận Tây Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Đây cũng là loại xe tăng chiến đấu chủ lực, xuất hiện sớm nhất trên chiến tranh biên giới ngay khi các lực lượng tiên phong của ta với xe tăng T-54/55 hiện đại hơn còn đang cấp tốc trở về từ mặt trận Tây Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Chiến tranh biên giới phía Bắc - những hình ảnh biết nói. Nguồn: VTC1

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-quan-viet-nam-dung-vu-khi-tu-the-chien-hai-de-bao-ve-bien-gioi-nam-1979-1344247.html