Đầu tiên là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mới chưa được đặt tên của Quân đội Triều Tiên, được phóng từ bệ phóng máy bay vận tải với tốc độ siêu thanh, tiếp theo là từ các bệ phóng tên lửa KN-23 và KN-24 mới được công bố.
Tiếp đến là tên lửa Pukkuksong-3 đã được phóng thử nghiệm trên biển vào tháng 10/2019 và Pukkuksong-4 được công bố trong lễ duyệt binh vào tháng 10/2020.
Tên lửa mới sẽ thay thế hai tên lửa tiền nhiệm của nó, đã lỗi thời rất nhanh và dự kiến sẽ được triển khai từ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới hiện đang được đóng. Tên lửa đạn đạo dự kiến có tầm bắn trung bình cao, cho phép nó đe dọa đất liền Mỹ nếu tàu ngầm phóng đủ xa ra biển.
Cùng với việc công bố hai tên lửa mới, các chỉ tiêu về một số chương trình vũ khí, trong tương lai mà ngành quốc phòng nước này dự kiến sẽ theo đuổi, đã được đưa ra tại đại hội Đảng. Trong số này có một vũ khí siêu thanh, sẽ cung cấp khả năng tấn công hiệu quả hơn, đặt các mục tiêu ở Nhật Bản và có thể đến tận quần đảo Guam trong tầm bắn.
Các loại vũ khí siêu thanh chiến thuật hiện tại của Triều Tiên, đã được chứng minh là gần như không thể bị hệ thống phòng không AEGIS của Mỹ, hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, phát hiện hoặc đánh chặn.
Triều Tiên cũng đang phát triển một phương tiện nạp đạn đa đầu đạn, cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, dự kiến sẽ được triển khai bởi một tên lử mới, chưa được đặt tên. Điều này sẽ tăng gấp bội sức mạnh mà mỗi tên lửa có thể mang theo và khiến các cuộc tấn công hạt nhân trở nên khó lường hơn nhiều đối với Mỹ.
Một nhân tố tiềm năng khác cho khả năng răn đe hạt nhân của Triều Tiên, là việc phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây được xem là một trong những chương trình quan trọng hàng đầu, để tập trung đầu tư sau kì đại hội Đảng.
Triều Tiên hiện được cho là đang triển khai hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới bao gồm các tàu tên lửa đạn đạo chiến lược, nhưng các tàu này chủ yếu được triển khai gần vùng biển của đất nước và thiếu khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Một tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân, sẽ cho phép Triều Tiên tấn công đất liền Hoa Kỳ từ bất kỳ hướng nào, do phạm vi hoạt động rộng của tàu và sẽ gây khó khăn hơn cho Mỹ cùng các nước đồng minh trong việc vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân trên mặt đất của Triều Tiên.
Một vũ khí đáng chú ý khác đang được phát triển là vệ tinh giám sát, có thể cung cấp độ chính xác cao hơn cho tên lửa của đất nước, cũng như cung cấp những thông tin tình báo quan trọng về hoạt động của lực lượng Mỹ và đồng minh.
Triều Tiên trước đây đã đưa một số vệ tinh lên quỹ đạo, nhưng vẫn chưa phóng vệ tinh nào có ứng dụng quân sự. Máy bay không người lái quân sự là một lĩnh vực khác được chú ý, nước này đang nghiên cứu và phát triển các loại máy bay không người lái mới.
Mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ của Triều Tiên với Iran sẽ giúp ích trong vấn đề này, vì trong khi việc chuyển giao công nghệ giữa hai bên nhìn chung chỉ là một chiều, Iran là một trong những quốc gia có công nghệ máy bay không người lái tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, lĩnh vực chính duy nhất không được quan tâm đầu tư, chính là phi đội máy bay chiến đấu có người lái của Triều Tiên. Việc triển khai các hệ thống phòng không trên mặt đất tiên tiến hơn và có thể cả các máy bay không người lái tấn công và giám sát, dự kiến sẽ bù đắp một phần cho lực lượng này. Nguồn ảnh: KCNA.
Tiến Minh