Đan viện cổ với kiến trúc gothic ở Ninh Bình

Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 35km, Đan viện Châu Sơn ở huyện Nho Quan thu hút du khách tìm đến bởi vẻ đẹp cổ kính và không gian thanh bình.

Đan viện Châu Sơn có tên gọi đầy đủ là Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, được xây dựng từ năm 1939. Theo TTXTDL tỉnh Ninh Bình, kiến trúc sư chính của Đan viện là cha Placido Trương Minh Trạch – một tu sĩ trẻ chưa từng học qua trường lớp kiến trúc hay xây dựng nào. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Đan viện Châu Sơn có tên gọi đầy đủ là Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, được xây dựng từ năm 1939. Theo TTXTDL tỉnh Ninh Bình, kiến trúc sư chính của Đan viện là cha Placido Trương Minh Trạch – một tu sĩ trẻ chưa từng học qua trường lớp kiến trúc hay xây dựng nào. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trong cuộc đời cha Placido Trương Minh Trạch, ngôi Đan viện Châu Sơn là kiệt tác mà ông đã dồn hết tâm huyết để kiến tạo. Không có mô hình hay bản vẽ, tất cả chỉ được hình dung trong trí tưởng tượng của ông. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trong cuộc đời cha Placido Trương Minh Trạch, ngôi Đan viện Châu Sơn là kiệt tác mà ông đã dồn hết tâm huyết để kiến tạo. Không có mô hình hay bản vẽ, tất cả chỉ được hình dung trong trí tưởng tượng của ông. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình, Đan viện Châu Sơn được xây theo trục Tây - Đông, thiết kế theo kiểu Gothic với bức tường bao quanh dày khoảng 0,6 m, cột trụ dày 1,2 m, tạo sự ấm áp vào mùa Đông và mát mẻ khi vào Hạ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình, Đan viện Châu Sơn được xây theo trục Tây - Đông, thiết kế theo kiểu Gothic với bức tường bao quanh dày khoảng 0,6 m, cột trụ dày 1,2 m, tạo sự ấm áp vào mùa Đông và mát mẻ khi vào Hạ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m của công trình là những thân cột được thiết kế khéo léo thành những tháp nhỏ cân xứng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m của công trình là những thân cột được thiết kế khéo léo thành những tháp nhỏ cân xứng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ, chia thành hai tầng trên và dưới. Phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng". Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ, chia thành hai tầng trên và dưới. Phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng". Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Những viên gạch đỏ không tô sơn của đan viện tạo nên một phông nền cổ điển, phủ đầy rêu phong theo năm tháng, nổi bật giữa những thảm cỏ xanh mát và hồ nước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Những viên gạch đỏ không tô sơn của đan viện tạo nên một phông nền cổ điển, phủ đầy rêu phong theo năm tháng, nổi bật giữa những thảm cỏ xanh mát và hồ nước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Phía bên trong, thánh đường thờ Chúa Jesus và là nơi cầu nguyện hàng ngày. Mái vòm trắng cao 21m trong lòng thánh đường chính là công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhất ở Đan viện. Nguyễn Hồng Sơn

Phía bên trong, thánh đường thờ Chúa Jesus và là nơi cầu nguyện hàng ngày. Mái vòm trắng cao 21m trong lòng thánh đường chính là công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhất ở Đan viện. Nguyễn Hồng Sơn

Vườn cầu nguyện Fatima cũng là một điểm nhấn đặc biệt của Đan viện Châu Sơn. Khi vào vườn, du khách sẽ thấy những viên đá cẩm thạch tròn, trắng muốt. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Vườn cầu nguyện Fatima cũng là một điểm nhấn đặc biệt của Đan viện Châu Sơn. Khi vào vườn, du khách sẽ thấy những viên đá cẩm thạch tròn, trắng muốt. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bên cạnh đó, ngay giữa vườn cầu nguyện Fatima có một giếng cổ vẫn được lưu giữ. Để xuống được nơi này, du khách phải đi qua một đường hầm xây hoàn toàn bằng đá ong. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Bên cạnh đó, ngay giữa vườn cầu nguyện Fatima có một giếng cổ vẫn được lưu giữ. Để xuống được nơi này, du khách phải đi qua một đường hầm xây hoàn toàn bằng đá ong. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Không gian xanh mát, thanh bình tại Đan viện Châu Sơn. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Không gian xanh mát, thanh bình tại Đan viện Châu Sơn. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Là một đan viện chuyên về chiêm niệm, vào ngày thường, Đan viện Châu Sơn hạn chế đón khách du lịch. Tuy nhiên, vào các dịp đầu tháng có thánh lễ, Đan viện sẽ mở cửa cho du khách tham quan sau giờ lễ. Cụ thể, buổi sáng từ 8:00 – 10:30 (Chủ nhật đến 10:00), buổi chiều từ 14:30 – 16:30 (Chủ nhật từ 15:30 – 16:30). Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Là một đan viện chuyên về chiêm niệm, vào ngày thường, Đan viện Châu Sơn hạn chế đón khách du lịch. Tuy nhiên, vào các dịp đầu tháng có thánh lễ, Đan viện sẽ mở cửa cho du khách tham quan sau giờ lễ. Cụ thể, buổi sáng từ 8:00 – 10:30 (Chủ nhật đến 10:00), buổi chiều từ 14:30 – 16:30 (Chủ nhật từ 15:30 – 16:30). Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nguyễn Hồng Sơn Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/dan-vien-co-voi-kien-truc-gothic-o-ninh-binh/