Đang chèo thuyền trên sông, bất thình lình xuất hiện 'quái thú' biến dạng

Cảnh sát tại Brazil đã bắt gặp một con trăn anaconda dài gần 5 mét mắc kẹt trong rễ cây ven sông Iguatemi khi họ đang tuần tra.

Con " quái thú" này đã nuốt chửng một con mồi lớn, khiến cơ thể nó phình to và không thể di chuyển. Cảnh sát đã phải chặt một số rễ cây để giải thoát con trăn anaconda. (Ảnh cắt từ clip)

Con " quái thú" này đã nuốt chửng một con mồi lớn, khiến cơ thể nó phình to và không thể di chuyển. Cảnh sát đã phải chặt một số rễ cây để giải thoát con trăn anaconda. (Ảnh cắt từ clip)

Trăn anaconda, còn được gọi là trăn Nam Mỹ nước, là một loài rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ.(Ảnh:nationalgeographic)

Trăn anaconda, còn được gọi là trăn Nam Mỹ nước, là một loài rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ.(Ảnh:nationalgeographic)

Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) là loài lớn nhất trong họ Trăn Nam Mỹ. (Ảnh:Wikipedia)

Trăn anaconda xanh (Eunectes murinus) là loài lớn nhất trong họ Trăn Nam Mỹ. (Ảnh:Wikipedia)

Con trưởng thành có thể dài tới 7,5 mét và nặng 225 kg, trong khi kích thước lớn nhất có thể đạt tới 9,3 mét và nặng 350 kg.(Ảnh:Wildest)

Con trưởng thành có thể dài tới 7,5 mét và nặng 225 kg, trong khi kích thước lớn nhất có thể đạt tới 9,3 mét và nặng 350 kg.(Ảnh:Wildest)

Một số báo cáo lịch sử từ các nhà thám hiểm cho thấy họ đã nhìn thấy những con trăn khổng lồ dài tới 20 mét, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai bắt được con trăn nào có kích thước tương tự.(Ảnh:Freepik)

Một số báo cáo lịch sử từ các nhà thám hiểm cho thấy họ đã nhìn thấy những con trăn khổng lồ dài tới 20 mét, nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai bắt được con trăn nào có kích thước tương tự.(Ảnh:Freepik)

Trăn anaconda sống nửa cạn nửa nước, thường ẩn náu trong các đầm lầy, con sông và cánh rừng rậm của Nam Mỹ.(Ảnh:BBC)

Trăn anaconda sống nửa cạn nửa nước, thường ẩn náu trong các đầm lầy, con sông và cánh rừng rậm của Nam Mỹ.(Ảnh:BBC)

Chúng thường bơi dọc theo các con sông để tìm thức ăn. Tuy sống đơn độc và nhút nhát, trăn anaconda lại rất hung tàn trong việc tấn công con mồi. Chúng ăn các loài động vật lớn và có khả năng nuốt chửng con mồi nguyên con. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tránh xa loài này.(Ảnh:Senckenberg Naturmuseum Frankfurt)

Chúng thường bơi dọc theo các con sông để tìm thức ăn. Tuy sống đơn độc và nhút nhát, trăn anaconda lại rất hung tàn trong việc tấn công con mồi. Chúng ăn các loài động vật lớn và có khả năng nuốt chửng con mồi nguyên con. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tránh xa loài này.(Ảnh:Senckenberg Naturmuseum Frankfurt)

Tên “anaconda” có nguồn gốc từ phương ngữ bản địa. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của từ này, bao gồm từ ngôn ngữ Sinhal của Sri Lanka (“henakanday” có nghĩa “rắn thần sấm”) và ngôn ngữ Tamil (“anaikondran” có nghĩa “Sát Tượng” - Giết cả voi). (Ảnh:iStock)

Tên “anaconda” có nguồn gốc từ phương ngữ bản địa. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của từ này, bao gồm từ ngôn ngữ Sinhal của Sri Lanka (“henakanday” có nghĩa “rắn thần sấm”) và ngôn ngữ Tamil (“anaikondran” có nghĩa “Sát Tượng” - Giết cả voi). (Ảnh:iStock)

Mời quý độc giả xem thêm video: "Hoang mang" với những "quái thú" ở Việt Nam gây xôn xao dư luận.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dang-cheo-thuyen-tren-song-bat-thinh-linh-xuat-hien-quai-thu-bien-dang-2020892.html