Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi và có nhiều chỉ thị, nghị quyết đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Tiễn đưa thanh niên "Ba sẵn sàng" của khu Đống Đa (Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tháng 8/1964, sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc.
Tháng 5/1964, phong trào thanh niên 'Ba sẵn sàng' (Sẵn sàng chiến đấu; Sẵn sàng nhập ngũ; Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần), xuất phát từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trở thành một cuộc vận động có sức lôi cuốn mạnh mẽ, rộng khắp của tuổi trẻ Thủ đô, sau đó trở thành phong trào sâu rộng của tuổi trẻ miền Bắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phong trào Thanh niên 'Ba sẵn sàng' của Thái Bình: Người lên đường chiến đấu, người ở lại hậu phương thi đua sản xuất dưới bom đạn, (tháng 8/1964), sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu tại Đại hội tuyên dương Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quân lần thứ 3, ngày 7/5/1956.
Hưởng ứng phong trào Thanh niên 'Ba sẵn sàng', thanh niên Hà Tây nô nức lên đường chiến đấu (tháng 8/1964), sau khi Mỹ mở rộng đánh phá bằng không quân ra miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp và đổi công toàn quốc (23/5/1957).
Phong trào thi đua yêu nước phát triển sôi nổi, rông khắp trên phạm vi cả nước. Trong ảnh: Thi đua lao động sản xuất trên công trình Đại thủy nông Bắc – Hưng - Hải, một trong những ngọn cờ thi đua trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với Anh hùng lao động Nguyễn Phúc Đồng (ngành Quân giới) và nữ anh hùng Nguyễn Thị Năm (dệt Nam Định) trong buổi họp mặt các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Thanh niên xung phong vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.
Tháng 6/1960, phong trào 'Cờ Ba nhất' được dấy lên từ Đại đội 2, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 68, Sư đoàn 304. Đây là đơn vị 'Ba nhất' đầu tiên trong toàn quân. Ngày 18/6/1960, Tổng cục Chính trị đã phát động phong trào thi đua 'Ba nhất' trong toàn lực lượng vũ trang. Trong ảnh: Hạ sỹ Phạm Ngọc Cương, lá cờ đầu trong phong trào thi đua chiến sỹ 'Ba nhất', Đại đội 3 (Sư đoàn 304) cùng các chiến sỹ 'Ba nhất' ôn tập bài mục trên sa bàn thao trường.
Phong trào Đồng Khởi đầu thập kỷ 60 với sự ra đời của 'Đội quân tóc dài' tỉnh Bến Tre đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm 3 mũi giáp công để tấn công Mỹ - Ngụy, vang danh và nhân rộng khắp miền Nam, đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
Trong công nghiệp và thủ công nghiệp có phong trào 'Sóng Duyên Hải' bắt đầu từ Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) với phong trào 'Người người thao diễn, ngành ngành thao diễn, đứng máy nào thao diễn máy ấy, dùng dụng cụ nào thao diễn dụng cụ ấy, sản xuất mặt hàng nào thao diễn mặt hàng ấy'. Trong ảnh: Một buổi thao diễn kỹ thuật của công nhân nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng - lá cờ đầu của ngành công nghiệp miền Bắc đầu những năm 60, thế kỷ XX.
Từ cuối năm 1960, Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam) là lá cờ đầu của ngành Giáo dục trong thực hiện phương châm 'Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội'. Đây là nơi khởi nguồn của phong trào thi đua 'Hai tốt' (Dạy thật tốt và học thật tốt). Phong trào thi đua 'Trống Bắc Lý' đã nhanh chóng trở thành một trong các phong trào thi đua tiêu biểu của ngành giáo dục giai đoạn bấy giờ.
Trong công nghiệp và thủ công nghiệp có phong trào 'Sóng Duyên Hải', bắt đầu từ Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) với phong trào 'Người người thao diễn, ngành ngành thao diễn, đứng máy nào thao diễn máy ấy, dùng dụng cụ nào thao diễn dụng cụ ấy, sản xuất mặt hàng nào thao diễn mặt hàng ấy'.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu năm 1961 xuất hiện phong trào 'Gió Đại Phong' từ Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trong ảnh: Chiếc máy cày của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng cho HTX Đại Phong (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), nơi khởi nguồn phong trào thi đua 'Gió Đại Phong' trong nông nghiệp, thực hiện luống cày đầu tiên (tháng 6/1961) trước sự vui mừng của bà con xã viên.
Trong thủ công nghiệp nổi lên đơn vị lá cờ đầu là hợp tác xã Thành Công (Thanh Hóa) hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm HTX Cơ khí Thành Công.
Sau chiến thắng Ấp Bắc, ngày 25/3/1963, Trung ương Cục miền Nam quyết định phát động phong trào 'Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công' trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam.
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Thanh niên miền Bắc sôi nổi hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng.
Tháng 3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động phong trào 'Ba đảm đang', 'Xây dựng gia đình vẻ vang', 'Hội mẹ chiến sĩ'. Trong ảnh: Học sinh trường cấp III Yên Hòa, Hà Nội đăng ký phong trào 'Ba đảm nhiệm', sau này là phong trào phụ nữ 'Ba đảm đang'.
Cùng với phong trào 'Ba sẵn sàng' của thanh niên, phong trào 'Ba nhất' trong quân đội, 'Gió Ðại phong' trong nông nghiệp ở miền Bắc, đầu năm 1965, Ðại hội Ðoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam đã đề ra phong trào '5 xung phong' chống Mỹ, cứu nước nhằm tập hợp mọi tầng lớp thanh niên ở cả 3 vùng: giải phóng, tạm chiếm và đô thị, để đánh bại 'Chiến tranh cục bộ' của Mỹ.
Hưởng ứng phong trào 'Năm xung phong' từ năm 1965, đông đảo đoàn viên, thanh niên các tỉnh Nam bộ gia nhập các đội thanh niên xung phong lên đường đánh Mỹ với lời thề 'Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ và bè lũ tay sai'.
Tháng 11/1965, Tỉnh ủy Quảng Bình phát động phong trào thi đua 'Hai giỏi’(chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi) nhằm động viên toàn quân, toàn dân trong tỉnh giương cao ngọn cờ thi đua 'Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược'. 'Hai giỏi' trở thành phong trào quần chúng thi đua lập công trên mặt trận chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân Quảng Bình trong suốt kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1975.
Khắp các địa phương của tỉnh Hưng Yên dấy lên phong trào 'tay cày, tay súng và tay búa, tay súng,' 'Toàn dân chi viện chiến trường,' đẩy phong trào thi đua 'Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược' lên cao hơn, rầm rộ và phong phú hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam trong vườn xoài ở Phủ Chủ tịch (15/11/1965).
Trên chiến trường miền Nam, hàng loạt phong trào thi đua đã ra đời. Trong ảnh: Đại hội liên hoan Dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ nhất của huyện Củ Chi, năm 1966.
Tháng 3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động phong trào 'Ba đảm đang,' 'Xây dựng gia đình vẻ vang,' 'Hội mẹ chiến sĩ'… Trong ảnh: Hợp tác xã Kiều Mai, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội) mở lớp học văn hóa để nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ (1967).
Em Hoa Xuân Tứ, học sinh lớp 6 (Nghệ An), cụt cả hai tay vẫn nỗ lực học tập trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ” và kiện tướng về thể dục tại Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ IV (tháng 1/1967).
Các đại biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ các Lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam Việt Nam lần thứ hai, diễn ra tại vùng giải phóng, tháng 9/1967.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sĩ diệt Mỹ trong đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.
Anh hùng La Thị Tám ngày đêm bám trọng điểm Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đếm bom thù, cùng đồng đội phá bom, sửa đường, đảm bảo thông xe ra tiền tuyến đánh Mỹ. Suốt 200 ngày đêm, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả bom. Ngày 22/12/1969, La Thị Tám được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 20 tuổi.
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ, cứu nước, tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 11/7/1969.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu năm 1961 xuất hiện phong trào 'Gió Đại Phong' từ Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Trong ảnh: Phụ nữ Hơp tác xã Ngô Đồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình mở hội cấy mùa đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, tăng năng suất lao động (năm 1970).
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội nô nức xung phong lên đường nhập ngũ, năm 1971.
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Nữ thanh niên xung phong Hà Tĩnh dũng cảm vừa chiến đấu, vừa đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường trọng điểm Ngã ba Đồng Lộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong thanh niên, ngày 9/8/1964, Trường Đại học sư phạm Hà Nội phát động phong trào 'Ba sẵn sàng' với khẩu hiệu: Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới; Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Trong ảnh: Thanh niên xung phong lấp hố bom trên Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).
Phong trào 'Nhằm thẳng quân thù mà bắn' dấy lên trên khắp cả nước, noi gương Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân. Trong ảnh: Dân quân dũng cảm bắn trả máy bay Mỹ trong đợt chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Phong trào 'Nhằm thẳng quân thù mà bắn' dấy lên trên khắp cả nước, noi gương Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân. Trong ảnh: Tự vệ nhà máy bánh kẹo Hà Nội, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ đội cao xạ, sẵn sàng đánh trả máy bay giặc Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Chiến thắng Bầu Bàng - Dầu Tiếng (12 - 27/11/1965) củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ, mở ra phong trào "Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng Mỹ mà đánh" trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
Phong trào 'Nhằm thẳng quân thù mà bắn' dấy lên trên khắp cả nước, noi gương Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân. Trong ảnh: Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay giặc Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12/1972.
(Theo TTXVN)