Đang ngủ thấy đau buốt tai, đi khám phát hiện chuyện kinh dị
Khi nhìn vào màn hình nội soi tai, chính bác sĩ cũng giật mình khi thấy trong tai bệnh nhân có một con gián còn sống, đang cựa quậy.
Vài ngày trước, bác sĩ Lý Quốc Hoành ở Khoa Cấp cứu Bệnh viện Số 3 Chương Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc), tiếp nhận một bệnh nhân bị dị vật chui vào tai.
Tại thời điểm đến bệnh viện, bệnh nhân nói với bác sĩ Lý rằng anh đột ngột tỉnh giấc khi cảm thấy có gì đó lạ trong tai vào nửa đêm. Cố gắng ngủ lại nhưng không được vì tai càng ngày càng đau dữ dội.
Nghĩ rằng có gì đó rơi vào, nam bệnh nhân đã thử nhiều phương pháp khác nhau theo các mẹo trên Internet nhưng không thể lấy ra được. Đến khi cảm thấy trong tai có thứ gì đó động đậy, nam bệnh nhân mới sợ hãi, ngay lập tức đến bệnh viện để được khám xét, điều trị.
Nghe vậy, bác sĩ Lý nhanh chóng sắp xếp cho bệnh nhân nội soi tai, khi nhìn vào màn hình, chính ông cũng giật mình khi thấy trong tai bệnh nhân có một con gián còn sống, đang không ngừng cựa quậy.
Với sự trợ giúp của ống soi tai và dụng cụ chuyên nghiệp, bác sĩ Lý nhẹ nhàng gắp con gián ra. May mắn thay, vì đến bệnh viện kịp thời, màng nhĩ của bệnh nhân không bị tổn thương và thính giác không bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Lý, những trường hợp tương tự được đưa vào khoa cấp cứu mỗi năm không ít, đôi khi, trong vòng một tuần sẽ có vài trường hợp. Gián, muỗi, ruồi, bướm đêm, v.v. đều đã được gắp ra khỏi tai các bệnh nhân.
Bác sĩ Li cũng cho biết, việc gián chui vào tai không phải là hiếm, chủ yếu liên quan đến môi trường sống. Môi trường bẩn thỉu, lộn xộn dễ sinh sản gián và tiềm ẩn những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Gián chui vào ống tai và bò qua lại trong ống tai, thông thường mọi người sẽ cố gắng sử dụng nhiều công cụ khác nhau để bắt lấy nó, thế nhưng việc sử dụng những công cụ này có thể đẩy con gián ngày càng tiến sâu hơn.
Kênh thính giác bên ngoài hẹp thường khiến gián bị bóp chết, lúc này xác chết và vi khuẩn trong cơ thể nó sẽ khiến tai viêm nhiễm, cực nguy hiểm.
Cũng có một số người dùng nhíp để gắp gián ra khỏi ống tai, nếu thao tác không đúng cách, gai ở chân gián có thể cắt vào da hoặc màng nhĩ, dẫn đến tổn thương ống tai ngoài hoặc màng nhĩ, gây điếc tai. Tốt nhất, khi cảm thấy có dị vật trong tai, hãy đến bệnh viện ngay để được khám xét và điều trị chuyên nghiệp.