Dành trên 26 tỷ đồng thực hiện Đề án OCOP năm 2019
Năm 2019, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, gia đình trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn 201 sản phẩm thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với 6 nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn. Trong đó, số lượng chủ thể HTX đăng ký tham gia chương trình chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 89 sản phẩm, chiếm 59,7%.
Tính đến đầu tháng 7 năm nay, tỉnh đã cấp 26,119 tỷ đồng cho các huyện, thành phố, sở, ngành hỗ trợ các sản phẩm OCOP. Cấp tỉnh đã thành lập 3 tổ giúp việc; một số huyện, xã đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án. Các sở, ngành đã đăng ký nhãn hiệu, truy suất nguồn gốc và xúc tiến thương mại cho 3 sản phẩm: Mật ong Bạc hà, cam Sành và gạo đặc sản; tham mưu xây dựng Dự thảo Hướng dẫn hoạt động đo lường chất lượng sản phẩm OCOP; cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho 4 cơ sở sản xuất mật ong Bạc hà; hướng dẫn một số doanh nghiệp, HTX đổi mới công nghệ, chứng nhận sản phẩm quốc gia, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia 5 sản phẩm; hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ công bố 12 sản phẩm dược liệu của các đơn vị; kêu gọi Bộ Khoa học công nghệ hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm Giảo cổ lam huyện Quản Bạ và chuỗi giá trị lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc…
Ngoài ra, các sở, ngành đang tham mưu cho tỉnh chuẩn bị tổ chức Hội chợ Việt – Trung gắn với mỗi xã phương một sản phẩm năm 2019; tập huấn nghiệp vụ du lịch cộng đồng cho 80 học viên; Báo Hà Giang và Đài PT – TH tỉnh phát sóng, đăng tải trên 100 tin, bài, ảnh, phóng sự trên các ấn phẩm báo chí và mạng xã hội…
Tin, ảnh: Duy Tuấn