Đánh trống ngực, tim đập mạnh/rõ là bệnh gì?

Tôi chụp mạch vành vào năm 2017 thì kết quả bình thường. Đi khám ở bệnh viện khác thì được chẩn đoán là vôi hóa, rối loạn nhịp tim. Đo Holter 24 giờ ở bệnh viện cho kết luận ngoại tâm thu nhĩ thưa. Hiện tại, tôi vẫn uống thuốc theo đơn được kê toa gồm thuốc huyết áp, tim, thuốc trị đau thắt ngực... Tôi muốn hỏi là tình trạng của tôi như thế có nguy hiểm hay nguy cơ gì không và phải xử lý như thế nào?

Tôi chụp mạch vành vào năm 2017 thì kết quả bình thường. Đi khám ở bệnh viện khác thì được chẩn đoán là vôi hóa, rối loạn nhịp tim. Đo Holter 24 giờ ở bệnh viện cho kết luận ngoại tâm thu nhĩ thưa. Hiện tại, tôi vẫn uống thuốc theo đơn được kê toa gồm thuốc huyết áp, tim, thuốc trị đau thắt ngực... Tôi muốn hỏi là tình trạng của tôi như thế có nguy hiểm hay nguy cơ gì không và phải xử lý như thế nào?

(Bà Nguyễn San, 62 tuổi, ngụ thị trấn Long Thành, huyện Long Thành)

Bác sĩ trả lời:

Chào cô!

Theo như mô tả của cô thì rất có thể cô đang có tình trạng rối loạn nhịp tim kiểu rung nhĩ cơn (tim loạn nhịp hoàn toàn, xuất hiện không thường xuyên) nên khi đo điện tim liên tục 24h (Holter điện tim) có thể không bắt được cơn loạn nhịp đó.

Ngoài ra, xu hướng nhịp tim chậm hơn 60 lần/phút cũng cần tìm nguyên nhân, nếu không dùng thuốc gì gây nhịp chậm và không có hoạt động thể lực thường xuyên thì có thể rối loạn nhịp chậm này là bệnh lý.

Một số rối loạn nhịp sẽ không nguy hiểm như: tình trạng nhịp chậm do sinh lý ở người vận động viên, hay tình trạng ngoại tâm thu nhĩ thưa. Tuy nhiên, một số khác lại rất nguy hiểm như: tình trạng nhịp chậm do suy nút xoang, ngưng xoang kéo dài hay block nhĩ thất độ II, độ III, và các rối loạn nhịp nhanh như nhanh thất, rung thất có thể dẫn đến ngất, đột tử.

Ngoài ra, rung nhĩ cũng là một bệnh lý làm tăng nguy cơ tắc mạch máu não, gây đột quỵ và có thể làm tắc các mạch máu khác trong cơ thể. Vậy để xác định rõ hơn về vấn đề nhịp tim, cô nên tiếp tục khám tại chuyên khoa tim mạch, bác sĩ có thể sẽ chỉ định đo Holter điện tim dài ngày (từ 2 đến 7 ngày - nếu triệu chứng có tần suất mỗi tuần) để tăng khả năng bắt được cơn rối loạn nhịp. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể và chính xác hơn.

Chúc cô luôn khỏe!

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Tới,

Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/alo--bac-si-oi/202409/danh-trong-nguc-tim-dap-manhro-la-benh-gi-5db5e6d/