Đào được cây gỗ 40m, chuyên gia lập tức phong tỏa vì...

Cách đây 2 năm, các công nhân tại một công trường ở Tứ Xuyên, Trung Quốc phát hiện một cây gỗ dài 40m nằm sâu dưới lòng đất. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác định đó là loại gỗ quý hiếm có giá hơn 300 tỷ đồng.

Vào tháng 8/2021, các công nhân tại công trường dự án Kim Hà Thiên Phủ thuộc Khu phát triển kinh tế Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã sử dụng máy xúc để đào móng tòa nhà thì bất ngờ phát hiện một cây gỗ dài 40m, đường kính khoảng 1,5m nằm cách mặt đất khoảng 10m.

Vào tháng 8/2021, các công nhân tại công trường dự án Kim Hà Thiên Phủ thuộc Khu phát triển kinh tế Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã sử dụng máy xúc để đào móng tòa nhà thì bất ngờ phát hiện một cây gỗ dài 40m, đường kính khoảng 1,5m nằm cách mặt đất khoảng 10m.

Để đưa cây gỗ "khủng" trên lên mặt đất mà không làm hư hại, các công nhân mất khoảng 3 ngày. Sau đó, công ty phụ trách dự án xây dựng phong tỏa khu vực và báo cáo với Ủy ban quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương và các cơ quan liên quan.

Để đưa cây gỗ "khủng" trên lên mặt đất mà không làm hư hại, các công nhân mất khoảng 3 ngày. Sau đó, công ty phụ trách dự án xây dựng phong tỏa khu vực và báo cáo với Ủy ban quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương và các cơ quan liên quan.

Tiếp đến, công ty trên nhận được sự đồng ý của Ban Quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương nên đã sử dụng một số lượng máy móc lớn để vận chuyển cây gỗ vào kho chứa tạm thời nhằm không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Tiếp đến, công ty trên nhận được sự đồng ý của Ban Quản lý Khu phát triển kinh tế Miên Dương nên đã sử dụng một số lượng máy móc lớn để vận chuyển cây gỗ vào kho chứa tạm thời nhằm không ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Đến ngày 17/9/2021, chủ dự án đã mời các chuyên gia thuộc Bảo tàng Thành phố Miên Dương và Hiệp hội chạm khắc rễ Kistler Miên Dương đến để thẩm định và đánh giá cây gỗ lớn tìm thấy thuộc loại gì.

Đến ngày 17/9/2021, chủ dự án đã mời các chuyên gia thuộc Bảo tàng Thành phố Miên Dương và Hiệp hội chạm khắc rễ Kistler Miên Dương đến để thẩm định và đánh giá cây gỗ lớn tìm thấy thuộc loại gì.

Sau khi quan sát tỉ mỉ và sử dụng các nghiệp vụ, giới chuyên gia xác nhận đó là loại gỗ âm trầm quý giá, còn được gọi là “Đông Phương Thần Mộc”. Đây là loại gỗ quý hiếm ở Trung Quốc.

Sau khi quan sát tỉ mỉ và sử dụng các nghiệp vụ, giới chuyên gia xác nhận đó là loại gỗ âm trầm quý giá, còn được gọi là “Đông Phương Thần Mộc”. Đây là loại gỗ quý hiếm ở Trung Quốc.

Loại gỗ âm trầm được hình thành từ những cây cổ thụ hàng nghìn, hàng vạn năm tuổi vì một lý do nào đó như mưa bão, động đất... mà bị vùi lấp sâu trong lòng đất. Sau nhiều năm "ngủ vùi" trong lòng đất, những thân cây cổ thụ đó sẽ bị cacbon hóa. Khi ấy, gỗ âm trầm được hình thành với các màu sắc khác nhau như: nâu, xám, đen, xanh đen, tím…

Loại gỗ âm trầm được hình thành từ những cây cổ thụ hàng nghìn, hàng vạn năm tuổi vì một lý do nào đó như mưa bão, động đất... mà bị vùi lấp sâu trong lòng đất. Sau nhiều năm "ngủ vùi" trong lòng đất, những thân cây cổ thụ đó sẽ bị cacbon hóa. Khi ấy, gỗ âm trầm được hình thành với các màu sắc khác nhau như: nâu, xám, đen, xanh đen, tím…

Các chuyên gia ước tính cây gỗ dài 40m có niên đại khoảng 3.000 - 10.000 năm tuổi. Dù nằm sâu trong lòng đất nhiều năm nhưng chất lượng gỗ vẫn còn khá tốt. Ước tính giá của cây gỗ này không dưới 100 triệu NDT (tức hơn 300 tỷ đồng).

Các chuyên gia ước tính cây gỗ dài 40m có niên đại khoảng 3.000 - 10.000 năm tuổi. Dù nằm sâu trong lòng đất nhiều năm nhưng chất lượng gỗ vẫn còn khá tốt. Ước tính giá của cây gỗ này không dưới 100 triệu NDT (tức hơn 300 tỷ đồng).

Dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm được các thành viên hoàng tộc sử dụng để làm đồ nội thất, tượng hay làm quan tài.

Dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm được các thành viên hoàng tộc sử dụng để làm đồ nội thất, tượng hay làm quan tài.

Mời độc giả xem video: Chặt phá gỗ lim rừng ở huyện Tam Đảo. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dao-duoc-cay-go-40m-chuyen-gia-lap-tuc-phong-toa-vi-1870972.html