Đảo nào của Việt Nam cũng là thành phố?

Đây là đảo lớn nhất Việt Nam có diện tích gần 580 km2 với 150 km đường bờ biển, nằm trong vịnh Thái Lan.Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố thành phố này và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021.

1. Việt Nam có bao nhiêu thành phố?

icon

81

icon

82

icon

85

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo thống kê từ danh sách đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ; một thành phố thuộc thành phố là Thủ Đức của TP HCM, còn lại 79 thành phố thuộc 58 tỉnh. Trong đó, 17 tỉnh có từ hai thành phố trực thuộc trở lên.

2. Tỉnh nào có tên thành phố trực thuộc dài nhất Việt Nam?

icon

Bà Rịa - Vũng Tàu

icon

Bình Thuận

icon

Ninh Thuận

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ninh Thuận có thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và sáu huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam. Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở Ninh Thuận có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác. Từ năm 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai của Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết. Năm 1992, Thuận Hải được tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập với tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Theo tài liệu lịch sử, địa danh Phan Rang xuất phát từ địa danh người Chăm gọi là Pangdarang hay Pandaran. Từ thế kỷ 15 về sau, trong nhiều sách, bản đồ cổ ghi địa danh này là Bang Đô Lang, Bang Đồ Long, Phan Lung, Phan Lang, Man Rang, Ran Ran. Từ điển Việt - Chăm (Inưlang Piêt - Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996) ghi địa danh Phan Rang là "Phun Darang, Pang Darang". Trước năm 1948, toàn tỉnh Ninh Thuận chia thành 5 vùng hành chính để điều hành chống Pháp. Tháng 8/ 1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Địa danh ghép Phan Rang - Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó.

3. Đảo nào là thành phố?

icon

Phú Quốc

icon

Lý Sơn

icon

Cô Tô

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố thành phố đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam có diện tích gần 580 km2 với 150 km đường bờ biển, nằm trong vịnh Thái Lan. Thành phố Phú Quốc được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc hiện nay, trở thành thành phố đảo đầu tiên ở Việt Nam. TP Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.

4. Đâu là tỉnh cuối cùng Việt Nam có thành phố trực thuộc?

icon

Bình Phước

icon

Đăk Nông

icon

Kon Tum

Câu trả lời đúng là đáp án B: Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, được thành lập theo Nghị quyết 835 (tháng 12/ 2019) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Gia Nghĩa có 8 xã, phường; rộng 284,11 km2, dân số hơn 85.000 (trong đó người Kinh chiếm 87%, còn lại các dân tộc thiểu số như M’Nông, Mạ...). Hiện, tỉnh Đăk Nông cũng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm huyện Đăk Glong, Cư Jút, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk R'Lấp, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa. Trước Gia Nghĩa một năm, TP Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước thành lập vào tháng 12/2018 thành trên cơ sở nâng cấp thị xã Đồng Xoài. Bình Phước và Đăk Nông là hai tỉnh có thành phố trực thuộc muộn nhất. Hậu Giang có hai thành phố trực thuộc là Vị Thanh và Ngã Bảy, được thành lập lần lượt vào năm 2010 và 2020.

5. Gia Nghĩa (Đăk Nông) có phải thành phố trẻ nhất Việt Nam không?

icon

Không

icon

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM và thành phố đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Đây là hai thành phố được thành lập muộn nhất Việt Nam, tính đến tháng 5/2022. TP Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương. Đây hiện là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương duy nhất. TP Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.

6. Trên đất liền, biên giới Việt Nam với các nước chạy qua bao nhiêu tỉnh, thành?

icon

20

icon

25

icon

30

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài hơn 4.550 km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia với phía Tây. Theo phụ lục Nghị định số 34 năm 2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền, Việt Nam có 25 tỉnh có đường biên giới trên đất liền. Các tỉnh này gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Ngoài ra, Việt Nam có ba mặt ở hướng Đông, Nam và Tây Nam trông ra biển với chiều dài hơn 3.260 km. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam với thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.

7. Tỉnh nào có đường biên giới với đồng thời hai nước Lào và Trung Quốc?

icon

Sơn La

icon

Điện Biên

icon

Lai Châu

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Cổng thông tin Điện Biên, tỉnh này thuộc vùng Tây Bắc với diện tích tự nhiên hơn 9.541 km2, cách Hà Nội hơn 504 km. Phía Đông và Đông Bắc tỉnh giáp Sơn La, phía Bắc giáp Lai Châu, phía Tây Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với hai quốc gia Lào và Trung Quốc, dài hơn 455 km. Trong đó, đường biên giới với Lào hơn 414 km, Trung Quốc hơn 40 km. Điện Biên có đường giao thông đi các tỉnh phía Bắc nước Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

8. Tỉnh nào có đường biên giới với đồng thời hai nước Lào và Campuchia?

icon

Gia Lai

icon

Đăk Lăk

icon

Kon Tum

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo Cổng thông tin điện tử Kon Tum, tỉnh này nằm ở Tây Nguyên, rộng hơn 9.676,5 km2. Phía Bắc Kon Tum giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Gia Lai, phía Đông giáp Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài khoảng 280 km). Đây là tỉnh duy nhất cả nước có đường biên giới chung với hai Lào và Campuchia. Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng, gồm đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dao-nao-cua-viet-nam-cung-la-thanh-pho-post1478785.tpo