Đào rừng 'bung sắc' xuống phố đón Xuân!

Hàng chục cành đào rừng với đủ mọi kích cỡ được người dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang vận chuyển bằng xe máy về bày bán tại khu vực Nhà Văn hóa huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).

Vài năm trở lại đây, bên cạnh thú chơi đào truyền thống, người dân có xu hướng chuyển sang ưa chuộng các loại đào rừng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đào rừng tại các vùng núi như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai… cũng được người dân khai thác và đưa về bày bán tại các khu chợ cũng như vận chuyển về Thủ đô trong những ngày cận Tết Nguyên đán.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai:

Theo người dân, những cành đào được bày bán đều là đào rừng ở huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), do được trồng tự nhiên nên các cành đào rừng thường có tán rộng.

Theo người dân, những cành đào được bày bán đều là đào rừng ở huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang), do được trồng tự nhiên nên các cành đào rừng thường có tán rộng.

Để vận chuyển đào kịp về bán trong dịp Tết này, anh Lý Văn Thành (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) cho biết: “Nhà mình có khoảng chục gốc đào rừng, năm nào cũng vậy, tầm 27 Tết âm lịch mình cùng mọi người chặt đào và đưa về các thị trấn bán. Năm nay, mình đưa về Bảo Yên bán vì ở đào rừng ở đây không có nhiều. Do cành đào rừng tán to, cồng kềnh nên quá trình di chuyển mình gặp khá nhiều khó khăn, phải đi vào sáng sớm hoặc tầm trưa để không làm ảnh hưởng tới mọi người.”

Để vận chuyển đào kịp về bán trong dịp Tết này, anh Lý Văn Thành (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) cho biết: “Nhà mình có khoảng chục gốc đào rừng, năm nào cũng vậy, tầm 27 Tết âm lịch mình cùng mọi người chặt đào và đưa về các thị trấn bán. Năm nay, mình đưa về Bảo Yên bán vì ở đào rừng ở đây không có nhiều. Do cành đào rừng tán to, cồng kềnh nên quá trình di chuyển mình gặp khá nhiều khó khăn, phải đi vào sáng sớm hoặc tầm trưa để không làm ảnh hưởng tới mọi người.”

Rất dễ để phân biệt giữa đào rừng và đào truyền thống. Nụ hoa của đào rừng rất to, thường mọc ở đầu cành hay đầu các búp tay.

Rất dễ để phân biệt giữa đào rừng và đào truyền thống. Nụ hoa của đào rừng rất to, thường mọc ở đầu cành hay đầu các búp tay.

Hoa đào rừng có 5 cánh, xếp xung quanh đài hoa theo 5 hướng khác nhau; cánh hoa có màu hồng trắng tươi và thời gian hoa tàn cũng lâu hơn rất nhiều so với giống đào trồng.

Hoa đào rừng có 5 cánh, xếp xung quanh đài hoa theo 5 hướng khác nhau; cánh hoa có màu hồng trắng tươi và thời gian hoa tàn cũng lâu hơn rất nhiều so với giống đào trồng.

Được nhiều người săn đón, thế nhưng giá bán của đào rừng tại đây chỉ dao động từ 100 tới 300 nghìn đồng. Chia sẻ với phóng viên, bạn Lương Thị Hải Yến (xã Tân Dương, huyện Bảo Yên) cho biết: “Với những cành đào rừng này nếu mình mua ở Hà Nội thì chắc phải có khoảng 400 tới 500 nghìn đồng. Có lẽ vì được trồng tự nhiên, không mất nhiều công chăm sóc và không mất chi phí vận chuyển nên giá đào rừng khá rẻ. Mình nghĩ với giá này thì các gia đình có kinh tế thấp cũng có thể mua được một cành đào ưng ý về trưng trong dịp Tết này.”

Được nhiều người săn đón, thế nhưng giá bán của đào rừng tại đây chỉ dao động từ 100 tới 300 nghìn đồng. Chia sẻ với phóng viên, bạn Lương Thị Hải Yến (xã Tân Dương, huyện Bảo Yên) cho biết: “Với những cành đào rừng này nếu mình mua ở Hà Nội thì chắc phải có khoảng 400 tới 500 nghìn đồng. Có lẽ vì được trồng tự nhiên, không mất nhiều công chăm sóc và không mất chi phí vận chuyển nên giá đào rừng khá rẻ. Mình nghĩ với giá này thì các gia đình có kinh tế thấp cũng có thể mua được một cành đào ưng ý về trưng trong dịp Tết này.”

Ghé mua đào rừng, ông Nguyễn Văn Phương (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên) cho biết: “Mọi năm, mình thường mua đào cổ truyền, đào thế của Nhật Tân để cùng gia đình đón năm mới. Tuy nhiên, năm nay, mình không chơi đào truyền thống nữa mà chuyển sang chơi đào rừng. Với mình thì mình thấy mỗi loại đào có một vẻ đẹp khác nhau, do đó khó mà có thể so sánh loại nào đẹp hơn loại nào được, nếu như đào cổ truyền có màu đỏ đặc trưng thì đào rừng lại có màu phớt hồng khá lạ, mang nét đặc trưng của vùng cao Tây Bắc.”

Ghé mua đào rừng, ông Nguyễn Văn Phương (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên) cho biết: “Mọi năm, mình thường mua đào cổ truyền, đào thế của Nhật Tân để cùng gia đình đón năm mới. Tuy nhiên, năm nay, mình không chơi đào truyền thống nữa mà chuyển sang chơi đào rừng. Với mình thì mình thấy mỗi loại đào có một vẻ đẹp khác nhau, do đó khó mà có thể so sánh loại nào đẹp hơn loại nào được, nếu như đào cổ truyền có màu đỏ đặc trưng thì đào rừng lại có màu phớt hồng khá lạ, mang nét đặc trưng của vùng cao Tây Bắc.”

Những cành đào rừng được bày bán tại các khu chợ vùng cao đã góp phần tô thắm sắc Xuân cho các con đường mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Những cành đào rừng được bày bán tại các khu chợ vùng cao đã góp phần tô thắm sắc Xuân cho các con đường mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lương Hằng

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/dao-rung-bung-sac-xuong-pho-don-xuan-102438.html