Đào tạo nghề phải thực chất đáp ứng nhu cầu thị trường và người lao động

PTĐT - Ngày 30/9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh..

>>>Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại Đoan Hùng>>> Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại huyện Phù NinhPTĐT - Ngày 30/9, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi giám sát UBND tỉnh về kết quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động giai đoạn 2016-2020. Tham gia đoàn giám sát có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Dương Hoàng Hương - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Khỏe - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; Nguyễn Hải - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Vi Mạnh Hùng - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Cao Đình Thưởng - TUV, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.Làm việc với đoàn giám sát có các đồng chí: Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Thực hiện công tác đào tạo nghề, từ năm 2016 đến tháng 6/2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn tỉnh tuyển sinh được 223.243 người. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị đào tạo các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Qua đó, đã giải quyết việc làm tăng thêm cho gần 69.600 lao động. Tổng nguồn vốn cho vay thông qua sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm là 183.622 triệu đồng…Cũng từ năm 2016 đến nay, số lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 14.200 hộ. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho gần 21.300 lao động bị mất việc làm. Đến năm 2019 có gần 5.000 lao động sau khi bị mất đất đủ việc làm, chiếm 22,9% trong tổng số lao động bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất nông nghiệp. Tính đến thời điểm 30/6/2020, số người tham gia BHXH tự nguyện là 18.480/788.900 người, chiếm 2,34% số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh. Hết năm 2019, số đơn vị tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là 4.480/5.727 doanh nghiệp trên địa bàn, chiếm 77,7%; số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp là trên 153.100 người.Sau khi nghe lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo các nội dung theo yêu cầu giám sát, các thành viên trong đoàn đã phân tích, làm rõ một số những tồn tại, bất cập của công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, BHXH mà đoàn đã đi giám sát thực tế tại địa phương như: Công tác phân luồng học sinh còn chưa hiệu quả; quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên còn chồng chéo. Cơ sở vật chất của các Trung tâm, trường nghề lạc hậu, cơ đội ngũ giáo viên dạy nghề mất cân đối, môn thừa, môn thiếu; chưa đào tạo những nghề xã hội cần. Học sinh học nghề xong không sống bằng nghề...

Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm hiện nay; tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề và sử dụng đúng ngành nghề đào tạo còn chưa cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực. Đồng chí khẳng định, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu điều chỉnh, thay đổi tư duy trong lãnh chỉ đạo về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, khẩn trương rà soát, sắp xếp lại các cơ sở có chức năng dạy nghề; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành để đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của người học và thị trường; đào tạo nghề đi thực chất; đi đôi với đào tạo nghề, cần nâng cao kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ và kỷ luật lao động, đây là định hướng để tỉnh tăng cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Phát biểu kết luận buổi giám sát, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu ghi nhận những kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động giai đoạn 2016-2020. Xuất phát từ những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng chí yêu cầu, thời gian tới UBND tỉnh và các ngành cần tập trung rà soát, củng cố, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới các trường dạy nghề từ cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên cho phù hợp; mở các lớp đào tạo nghề phải đào tạo thực chất theo nhu cầu thị trường và người lao động, không đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch phân bổ. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, các cấp, các ngành trong tỉnh cần thay đổi tư duy, nhận thức về công tác dạy nghề, tạo việc làm, trong đó Nhà nước chỉ tạo cơ chế, chính sách và vai trò kết nối doanh nghiệp cho người lao động còn người lao động chủ động lựa chọn ngành nghề và hình thức đào tạo phù hợp theo quy luật của thị trường. Công tác dạy nghề phải lấy người học làm trung tâm, không chạy theo số lượng mà phải đi vào thực chất đáp ứng yêu cầu của xã hội và doanh nghiệp; không để lãng phí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của các cơ sở dạy nghề cần phát huy vai trò của cấp huyện trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu, UBND tỉnh cần nghiên cứu, tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho số lượng người lao động bị thu hồi đất làm sao để số lao động này có việc làm, đảm bảo thu nhập. Cũng tại buổi giám sát, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Bùi Minh Châu cũng đã cho ý kiến chỉ đạo cụ thể về thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, làm sao không để các đối tượng trục lợi.

Huy Thắng

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/thoi-su/tin-noi-bat-trong-tinh/202009/dao-tao-nghe-phai-thuc-chat-dap-ung-nhu-cau-thi-truong-va-nguoi-lao-dong-173247