Đào tạo Tăng Ni sau đại học - vài suy nghĩ

Tóm tắt:

Giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáoliên quan đến sự hưng thịnh của tương lai Phật giáo Việt Nam. Khoa học càngphát triển, chức năng xã hội của Phật giáo càng cần phải trở nên linh hoạt, mềmdẻo hơn trong việc giải quyết những vấn đề của con người hiện đại. Đào tạo TăngNi sau đại học sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện vấn đề này.

Bài viết đề cập đến việc đào tạo sau đại học tại Học việnPhật giáo Việt Nam TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khả thi, vơímong ước góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học cho nềngiáo dục Phật giáo Việt Nam.

Dẫn nhập

Ba mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ ngày chính thứcthành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981.Từ khi có tổ chức Giáo hội,giáo dục lúc nào cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đề cập đến giáo dục Phậtgiáo chính là nói đến sự giáo dục trí tuệ và đức hạnh cho Tăng Ni, những hànhgiả xuất gia. Giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo liên quan đến sự hưng thịnh củatương lai Phật giáo Việt Nam. Khoa học càng phát triển, chức năng xã hội của Phậtgiáo càng cần thiết phải trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn trong việc giải quyếtnhững vấn đề của con người hiện đại. Đào tạo Tăng Ni sau đại học sẽ góp phần lớnvào việc thực hiện vấn đề này.

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (cơ sở Lê Minh Xuân) - nơi đào tạo đa ngành và gồm các cấp cử nhân, cao học...

Trong hơn ba mươi năm ấy, giáo dục Phật giáoViệt Nam đã từng bước được định hình theo từng cấp học, từ sơ cấp, cao đẳng,trung cấp, đại học, đến sau đại học. Đó là một thành quả đáng trân trọng. Khánhiều Tăng Ni sinh trước đây còn ngồi trên ghế nhà trường, nay đã trở thànhgiáo thọ, đã đứng lớp giảng dạy, trao truyền kiến thức Phật học cho lớp thế hệTăng Ni kế thừa.

Nhìn lại những thành quả có được trong từng cấp học,cả hệ phái Bắc và Nam tông, tại 4 Học viện Phật giáo trong cả nước, các bậc tôntúc có trách nhiệm với nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đều hoan hỷ, tuy nhiêncũng nhận thấy rõ rằng thách thức ngày càng đặt ra nhiều hơn trong quá trình thựchiện. Tiếp bước lên một cấp học cao hơn, sau khi hoàn tất chương trình đại họccủa Học viện Phật giáo, là bậc cao học, đào tạo Tăng Ni có cấp bằng thạc sĩ.Trong 4 Học viện, chỉ có Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM là đang thực hiệnthí điểm việc đào tạo này.

Bài viết nêulên một số suy nghĩ xung quanh vấn đề này, với mong ước góp phần nhỏ vào việcnâng cao chất lượng đào tạo sau đại học cho nền giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Hiện trạng việc đào tạo sau đại học

Việc đào tạoTăng Ni tiếp tục sau khi hoàn tất chương trình đại học tại các Học viện Phậtgiáo đã được quan tâm từ rất sớm. Ban Giáo giục Tăng Ni Trung ương đã tiếp tụcchiêu sinh, mở thí điểm đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam - TP.HCM vàonăm 2012. Có tất cả 60/155 học viên theo học chính thức2. Hiện chưa có mã ngành đào tạo, nên mới chỉ cómột mã ngành Phật học làm thí điểm. Từ ấy đến nay, đã có gần 10 học viên cao họcđã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Phật học.

Tuy nhiên một sốvấn đề bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện này. Trước hết, do nhiêùnguyên nhân khác nhau, Học viện chưa thể có quyết định đào tạo chính thức, nênthời gian qua chỉ là những hoạt động thí điểm. Cơ sở đào tạo sau đại họcnày đã hết sức cố gắng để có thể trong một thời gian ngắn, đáp ứng và hoàn tấtnhững quy chế của Bộ Giáo dục đề ra.

Do còn trongtình trạng thí điểm, mã ngành đào tạo chỉ duy nhất có một mã số, đó là ngànhPhật học. Vì vậy, có thể trong số các luận văn đang thực hiện, mã số nàychưa hoàn toàn trùng khớp. Điều này có ảnh hưởng đến sự chọn lựa đề tài của họcviên. Có những đề tài hay, phù hợp với lý tưởng, hoài bão nghiên cứu của họcviên, nhưng chưa có được môi trường thuận lợi để thực hiện.

Từ sự hạn hẹp của một mã ngành, đã đưa đến khókhăn trong việc thành lập nhân sự trong Hội đồng chấm luận văn. Theo quy định củaBộ, để đảm bảo tính khách quan, trung thực, số thành viên tại cơ sở đào tạo thườngchỉ là 3 người, trong số 5 thành viên tham gia Hội đồng. Còn lại 2 thành viênphải là người thuộc các cơ sở đào tạo khác. Điều này, trong quá trình tiến hànhlập Hội đồng cho một số buổi bảo vệ, có Hội đồng chỉ có 1 thành viên bên ngoài.

Ngoài ra, trongquá trình đưa một số luận văn đã hoàn tất ra bảo vệ, cơ sở đào tạo còn vướng phảimột số khó khăn như thỉnh mời thành viên tham gia hội đồng chấm những đề tàinghiên cứu chưa phải là thế mạnh của những thành viên này, điều đó có ảnh hưởngđến việc nhận xét, đánh giá về chất lượng luận văn chưa thật sát sao.

Đề xuất một số giải pháp khả thi

Để có thể thựchiện tốt hơn cho việc đào tạo Tăng Ni sau đại học của một cơ sở Phật giáo, cầnthiết tiến hành đồng bộ một số yêu cầu sau:

1- Tăng cường mã ngành đào tạo

Xuất phát từ thếmạnh của cơ sở đào tạo này, hiện tại cũng như thời gian tới, cần thiết bổ sungthêm một mã ngành nữa, đó là ngành Lịch sử Phật giáo, trong đó có thể chấpnhận những đề tài nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như lịch sử Phậtgiáo các nước trên thế giới. Khi đã có mã ngành này, Tăng Ni có điều kiện thựchiện luận văn đề cập đến nhiều lĩnh vực của Phật giáo, đặc biệt là về Phật giáoViệt Nam, trong đó các luận văn có điều kiện đi sâu phân tích hoạt động củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và nhiều vấn đề khác củaPhật giáo. Từ đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có được một số giải pháp khảthi, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính hiện đại, nhằm giúp Giáo hội pháttriển tốt hơn.

Trước nay, nhìnlại thành quả của các Tăng Ni được đào tạo, cả trong và ngoài nước, chúng ta vẫnchưa đào tạo được một số lượng Tăng Ni đáng kể để thực hiện một tập đạithành về lịch sử Phật giáo Việt Nam.

2- Đặc biệtchú trọng những nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam

Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của Phậtgiáo Việt Nam, rất nhiều những vấn đề thú vị, đặc thù, thể hiện nét riêng có củaPhật giáo Việt Nam, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc nghiên cứu, giới thiệu rộngrãi. Nhìn lại toàn bộ những luận văn, luận án đã được bảo vệ, cả trong và ngoàinước, cho thấy tỷ lệ đi sâu nghiên cứu về các đề tài này còn khá ít ỏi.

Cần thấy rằng,nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực thuộc Phật giáo Việt Nam chính là nhằmtìm ra những thế mạnh, những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển củaPhật giáo Việt Nam, mà thông qua các phân tích mang tính khoa học, chính xác nhấttừ các luận văn, luận án, sẽ là những gợi ý đáng tin cậy nhất để giúp điều chỉnh,bổ sung cho hoạt động của Phật giáo Việt Nam, trong đó vai trò của tổ chức Giáohội là tối quan trọng nhất trong việc giữ vững sự phát triển của Phật giáo ViệtNam. Để làm được những điều này, cần thiết có sự gợi ý của người hướng dẫn khoahọc. Như vậy, việc lựa chọn người hướng dẫn, đôi khi phải là sự chỉ định ngươìhướng dẫn của cơ sở đào tạo, là tối quan trọng, vì lợi ích của đạo pháp và củaviệc đào tạo Tăng Ni.

3- Đặc biệt chú trọng đến những chuyên đề giảngdạy

Chuyên đề đượcđưa ra giảng dạy trong đào tạo cao học,thuộc mã ngành Phật học và Lịch sử Phật giáo phải thật sự là những chuyên đề cơbản, là nền móng giúp cho việc sau khi được tiếp thu, học tập, sẽ giúp ích hưũhiệu cho việc thực hiện đề tài luận văn. Một trong những chuyên đề quan trọng,cơ bản nhất chính là chuyên đề về phương pháp nghiên cứu. Trong chuyên đề này,không thể thiếu phần lý thuyết và thực hành về các phương pháp nghiên cứu địnhtính (phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn tậptrung, quan sát tham dự…) và nghiên cứu định lượng, thông qua các phiếu điêùtra xã hội học. Việc xử lý kết quả thông tin bằng các phần mềm cũng cần đượcđưa ra thực tập. Như vậy, một luận văn hoàn tất, với những phương pháp đặc thù,đi sát vào mã ngành đào tạo, sẽ là những luận văn có chất lượng tốt.

Kết luận

Nêu lên một vàisuy nghĩ nhỏ cho một vấn đề quá lớn, tất nhiên, cũng chỉ là những gợi ý có tínhtham khảo cho cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam. Vấnđề quan trọng cần hướng đến chính là cần thiết thấy rõ việc đào tạo Tăng Ni lênnhững cấp học cao hơn, có học vị khoa học, không phải chỉ là việc nâng cao nhậnthức cho Tăng Ni, bởi vì trí tuệ được phát sinh không từ việc học tập ở các cấphọc cao, mà phải là từ việc hành trì miên mật những lời dạy bảo thâm sâu, vi diêụcủa Đức Phật.

Đào tạo Tăng Nisau đại học sẽ tăng cường cách nhìn khoa học, giúp Tăng Ni có điều kiện tốt choviệc đưa đạo vào đời, hiểu rõ hơn về con người và xã hội loài người, từ đó cócơ sở khoa học để xây dựng một tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa mangtính hiện đại, vừa có thể phục vụ thiết thực cho việc phổ hóa và phổ tế trongnhân sinh. Đó chính là hai lĩnh vực trọng yếu, đượcphát huy từ tinh thần từ bivà trí tuệ của Phật giáo vậy.

Tháng 8-2016
Trần Hồng Liên1

______________

(1) PGS,TS, Phó Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Viện Nghiên cứu Phật học Việt NamTP.HCM.

(2) Học viện Phật giáoViệt Nam tại TP.HCM (2016). Báo cáo sơ kết công tác giáo dục 6 tháng đầu năm2016.

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/phatgiaovaxahoi/2017/03/22/5352c2/