Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1 dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS

Cuộc thi đại sứ văn hóa đọc 2024 được tổ chức nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách với các em học sinh mọi lứa tuổi, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách đối với học sinh. Dưới đây là đáp án Đại sứ văn hóa đọc đề 1 câu 1 dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS 2024, cùng theo dõi nhé.

Mục lục

Đề 1 câu 1 Đại sứ văn hóa đọc dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS 2024
Dàn ý đề 1 câu 1 Đại sứ văn hóa đọc 2024
Mẫu dàn ý 1 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1
Mẫu dàn ý 2 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1
Mẫu dàn ý 3 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1
Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1 dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS 2024
Mẫu 1 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1
Mẫu 2 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1
Mẫu 3 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

Đề 1 câu 1 Đại sứ văn hóa đọc dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS 2024

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Xem toàn bộ Đề thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 đầy đủ nhất

Dàn ý đề 1 câu 1 Đại sứ văn hóa đọc 2024

Mẫu dàn ý 1 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giá Lê Minh Khuê và nhân vật Phương Định

Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam với kho tàng tác phẩm đồ sộ, đặc biệt ghi dấu ấn bởi những truyện ngắn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Các tác phẩm của bà thường mang đến một bầu không khí tươi sáng, tràn đầy niềm tin và hy vọng, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc tích cực và hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Trong số các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê, không thể không kể đến "Cao điểm mùa hạ", "Đoạn kết", "Một chiều xa thành phố", "Tôi đã không quên", "Bi kịch nhỏ", "Trong làn gió heo may", "Màu xanh man trá", "Những dòng sông", "Buổi chiều", "Cơn mưa", "Một mình qua đường", "Những ngôi sao xa xôi", "Trái đất", "Dòng", "Nhiệt đới gió mùa",... Mỗi tác phẩm đều mang một dấu ấn riêng biệt, thể hiện tài năng và sự sáng tạo của nhà văn.

"Những ngôi sao xa xôi" - Tác phẩm tiêu biểu và nhân vật Trương Định đầy ấn tượng

II. Thân bài: Phân tích về nhân vật Trương Định

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt

- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong

- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ

- Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời

- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước

2. Nhân vật Phương Định trong truyện:

Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường

a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:

- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất

- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát

- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ

b. Khi vào quân ngũ:

- Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày

- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách

- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn

- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không

c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:

- Cô yêu thương Nho

- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao

- Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo

- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa

- Một người sống tình cảm

III. Kết bài: Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi": Lối sống tích cực, trách nhiệm và khát vọng cống hiến

- Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước

- Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên

- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng

Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

Mẫu dàn ý 2 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

1. Mở bài

Chị Dậu - Nguồn cảm hứng cho lối sống tích cực và trách nhiệm

Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã để lại ấn tượng sâu sắc, không chỉ bởi phẩm chất tốt đẹp mà còn bởi sức mạnh tiềm tàng và ý thức trách nhiệm to lớn. Chị Dậu là một hình tượng tiêu biểu cho sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người nông dân trước những áp bức bất công. Chị Dậu chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, thôi thúc tôi sống một cuộc đời tích cực, có ích cho xã hội và góp phần xây dựng đất nước.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh:

- Gia cảnh nghèo, thuộc hạng cùng đinh trong làng

- Bắt đóng sưu cho cả người em chồng của chị vừa mất

- Phải bán cả con mình đi mà vẫn không đủ trả nợ

- Chồng bị hành hạ, đánh đập mới vừa được thả về

* Phẩm chất:

- Cần cù, chịu khó: Mặc dù gia đình lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng chị Dậu vẫn luôn tần tảo, lam lũ, làm lụng vất vả để kiếm sống cho chồng con. Chị "đầu tắt mặt tối", "chân lấm tay lem", "dáng người gầy gò, xộc xệch", "khuôn mặt xám xịt" nhưng không vì thế mà nản lòng. Chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, dù bị áp bức, bóc lột nhưng vẫn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

- Yêu thương chồng con: Chị Dậu hết mực thương yêu chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị Dậu lo lắng, chăm sóc tận tình.Dùng lời lẽ thật dịu dàng để động viên chồng.

- Dũng cảm, mạnh mẽ: Bị dồn vào đường cùng, chị Dậu đã vùng lên chống trả bọn cai lệ và lính bằng tất cả sức mạnh của mình. Hành động của chị Dậu thể hiện sự dũng cảm, mạnh mẽ, dám đứng lên bảo vệ bản thân và gia đình trước cường quyền.

=> Sức sống mạnh mẽ bấy lâu tiềm tàng đang trỗi dậy trong chị. Nhún nhường bị đàn áp, chị phản kháng quyết liệt, vượt lên những thứ phép tắc quy cũ tầm thường để bảo vệ người thân.

* Đánh giá

- Với nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng vốn từ ngữ giàu có sinh động, Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, qua đó thể hiện chiều sâu nhân đạo cũng như triết lý: Có áp bức thì sẽ có đấu tranh.

3. Kết bài

- Chị Dậu là tấm gương sáng về sự chăm chỉ, nỗ lực. Dù cuộc sống khó khăn, vất vả, chị vẫn không ngừng lao động để kiếm sống cho gia đình.

=> Bài học về sự cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn, thử thách.

- Chị Dậu là người vợ, người mẹ hết mực yêu thương gia đình. Chị luôn dành cho chồng con những tình cảm chân thành, tha thiết.

=> Yêu thương gia đình

- Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ dũng cảm, mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Trước cường quyền, chị không hề nao núng, mà dũng cảm chống trả để bảo vệ bản thân và gia đình.

=> Dũng cảm đối mặt với thử thách

- Chị Dậu là người phụ nữ có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và xã hội. Chị luôn cố gắng làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ và người công dân. Lòng trách nhiệm của chị Dậu là tấm gương sáng để tôi noi theo, sống một cuộc đời có ích cho xã hội.

=> Sống có trách nhiệm

Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý. Chị Dậu là đại diện cho người phụ nữ nông dân Việt Nam với sức mạnh phi thường và ý chí kiên cường.

Hình ảnh chị Dậu đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam, giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để sống tốt và cống hiến cho xã hội.

Nhân vật chị Dậu là một biểu tượng đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam, đại diện cho phẩm chất tốt đẹp và tinh thần bất khuất của dân tộc. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công hình ảnh chị Dậu, góp phần làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam.

=> Qua đó, nhân vật chị Dậu là nguồn cảm hứng mạnh mẽ khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước trong mỗi chúng ta. Hình ảnh chị Dậu mãi mãi là nguồn cảm hứng cho mỗi thế hệ người Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển đất nước.

Mẫu dàn ý 3 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

I. Mở bài:

- Giới thiệu về những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà ai cũng có thể gặp phải.

- Nêu lên tình cảm chung của con người khi đối mặt với những hoàn cảnh tuyệt vọng: sự hụt hẫng, mất mát và ý nghĩ buông xuôi.

II. Thân bài:

1. Trải nghiệm cá nhân:

- Mô tả cảm xúc cá nhân và quá trình tìm kiếm động lực để vượt qua khó khăn.

- Chia sẻ về việc tìm thấy nguồn cảm hứng từ cuốn sách "Một lít nước mắt" và những bài học rút ra được.

2. Phân tích nhân vật Aya:

- Giới thiệu về Aya, một cô gái trẻ mắc bệnh hiểm nghèo nhưng có ý chí sống mạnh mẽ.

- Bàn luận về ý nghĩa của nhan đề cuốn sách và ảnh hưởng của nó đến quan điểm sống của bản thân.

3. Bài học từ cuốn sách:

- Nhấn mạnh vào việc trân trọng cuộc sống và những gì mình đang có.

- So sánh giữa ước mơ của Aya và ước mơ của mỗi người, từ đó rút ra bài học về giá trị của sự sống và tình yêu.

III. Kết bài:

- Tổng kết những suy nghĩ và cảm xúc đã trải qua.

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tìm kiếm động lực và ý nghĩa của việc sống có mục tiêu, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

- Mở rộng ý nghĩa của câu chuyện Aya, nhấn mạnh vào thông điệp về sức mạnh nghị lực và khát vọng sống. Đây không chỉ là câu chuyện của Aya mà còn là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1 dành cho học sinh tiểu học và học sinh THCS 2024

Mẫu 1 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

Nhắc đến những tác phẩm văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh, ta không thể không nhắc đến "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê. Trong tác phẩm này, nhân vật Phương Định đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ trẻ.

Là một cô gái Hà Nội thanh lịch, Phương Định xung phong vào bộ đội với nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm: san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Giữa bom đạn mịt mù, đất đá văng tung, cô gái trẻ ấy vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của tuổi xuân. Nét đẹp ấy không chỉ thể hiện qua mái tóc dài mềm mại, đôi mắt nâu dài hay nheo lại như chói nắng, mà còn toát lên từ sự hồn nhiên, vô tư, yêu đời.

Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời. Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận.

Giữa khói bom ác liệt, tâm hồn của Phương Định vẫn được cô nuôi dưỡng bằng tình cảm dành cho đồng chí, đồng đội và cho quê hương đất nước. Phương Định yêu mến những người sát cánh bên cạnh cô mỗi ngày. Cô yêu mến cả những người mà mỗi đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận, những con người ấy có khi cô chỉ gặp có 1 lần. Từ sự yêu mến mọi người, Phương Định tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của những người đồng đội, đồng cảm với sở thích và tâm trạng của đồng đội.

Tâm hồn mơ mộng ấy hòa quyện cùng tinh thần dũng cảm, lạc quan giúp Phương Định vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống chiến trường. Cô đối mặt với bom đạn một cách bình tĩnh, thậm chí còn pha chút tinh nghịch. Khi đồng đội hy sinh, Phương Định đau đớn nhưng không hề gục ngã. Cô tiếp tục chiến đấu, cống hiến sức mình cho Tổ quốc với lòng dũng cảm và ý chí kiên cường.

Thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta thấy được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những cô gái thanh niên xung phong. Đồng thời ta cũng thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Họ giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm kia, lúc nào cũng lung linh tỏa sáng.

Phương Định là một hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cô là "ngôi sao xa xôi" nhưng luôn tỏa sáng lấp lánh, góp phần tô điểm cho bầu trời quê hương thêm rực rỡ.

Mẫu 2 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

A Phủ và Mị là hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, đại diện cho hình ảnh những người dân nghèo miền núi bị áp bức bóc lột bởi bọn thống trị phong kiến. Tuy cùng chung số phận, nhưng mỗi nhân vật lại mang những nét riêng biệt trong tính cách và quá trình thức tỉnh.

A Phủ là chàng trai trẻ khỏe, gan dạ, dũng cảm, có lòng tự trọng và khát khao tự do mãnh liệt. Tuy nhiên, vì không có tiền trả nợ cho nhà thống lí mà A Phủ trở thành nô lệ, chịu nhiều gian khổ, nhục nhã, bị đối xử tàn tệ. Khi bị A Sử trói đứng và đánh đập dã man, A Phủ đã vùng lên chống trả, thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ, không cam chịu số phận bị áp bức. Nhân vật A Phủ đã đi từ những áp bức, bóc lột luôn khát khao về tự do, hạnh phúc, từ cuộc sống tăm tối đến cuộc sống của ánh sáng niềm vui và từ thân phận nô lệ trở thành chiến sĩ chiến đấu bảo vệ quê hương của mình.

Sự thức tỉnh của A Phủ là biểu hiện của sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng mãnh liệt của người dân lao động trước ách áp bức bóc lột. Qua hình ảnh A Phủ và Mị, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động và khẳng định giá trị của tự do.

Bên cạnh đó, người đọc cũng dễ dàng liên tưởng đến những thân phận khốn khổ như Mị và A Phủ mà ta đã từng thấy trong tác phẩm“Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu đã dũng cảm chạy thoát khỏi nhà lý thống trong đêm tối, cái tối tăm mịt mù như cuộc đời chị, người ta mong muốn được một cái kết đẹp của những mảnh đời bất hạnh đó thấy được ánh sáng chiếu rọi của Cách Mạng.

Qua nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, ta có thể rút ra bài học khi gặp khó khăn, bế tắc, khốn khổ thì phải có sự khảng kháng, có niềm tin, hi vọng vào một cuộc sống hạnh phúc ở tương lai từ đó cố gắng giải quyết khó khăn của bản thân, không nên suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng và đánh mất lẽ sống của bản thân.

Mẫu 3 bài làm Đại sứ văn hóa đọc 2024 đề 1 câu 1

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi lỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách Một lít nước mắt của tác giả Kito Ây. Cuốn sách "Một lít nước mắt" quả là một câu chuyện cảm động, sâu lắng, dựa trên nhân vật có thật là cô bé Aya người Nhật Bản mắc phải căn bệnh nan y thoái hóa tiểu não khi mới vừa tròn 15 tuổi nhưng có một nghị lực phi thường. Nhan đề cuốn sách thật giàu hình ảnh và ý nghĩa. Sau khi đọc xong cuốn sách này, cách nhìn cuộc sống của tôi đã thay đổi, tôi càng thêm trân trọng cuộc sống, càng thêm trân trọng những thứ mà mình đã và đang có được, vì những thứ mà mình có không chắc rằng tất cả đều có.

Tuổi hai mươi lăm, cái tuổi đẹp nhất đời người, cô gái xinh đẹp Aya đã ra đi vì cơn bạo bệnh, quá ngắn ngủi, đáng nhẽ cái tuổi hai mươi lăm này, Aya vẫn còn nhiều dự định cuộc sống đang dang dở, những ước mơ và hoài bão cô chưa thực hiện được, cô luôn khao khát về tình yêu và hạnh phuacs. Cô cần một hạnh phúc giống như bao người, thật sự rất cần.. Ước mơ chưa thể thực hiện mà đã ra di, một ước mơ, một niềm khát khao cháy bỏng làm nhức nhối tâm can người đọc. Có những ước mơ mới nhìn qua cảm thấy rất bình thường, nhưng có những người khao khát mãi cũng không với lấy được. Mỗi chúng ta đều có những ước mơ chúay bỏng nồng nhiệt với những khát vọng bồi hồi tuổi trẻ và ai cũng cố gắng hoàn thành ước mơ của mình, có người ước được hạnh phúc, ước được giàu có, ước mơ được xinh đẹp nhưng đối với Aya, ước mơ lớn nhất cuộc đời cô luôn là một dấu chấm hỏi lớn "liệu con có thể kết hôn được không?". Thoạt tưởng kết hôn với mỗi người chúng ta có vẻ quá dễ dàng, nhưng với Aya đó là một điều xa xỉ, mười lăm năm chống chọi với căn bệnh quái ác, cuộc sống có thật sự là đang quá tàn nhẫn với cô bé? Dù vậy trong tận cùng của sự phũ phàng, tuyệt vọng, cô vẫn còn có cha mẹ yêu thương bằng cả tấm lòng, có cả Asou- một người bạn thân luôn bên cạnh cô, động viên, an ủi, khóc cùng cô những lúc khó khăn nhất. Cũng chính tình yêu thương đó đã tiếp sức cho cô tiếp tục ở lại trên thế gian nhẫn tâm này.

Cuốn sách này chỉ có thể tái hiện được một phần nào đó nỗi đau của cô nhưng nó đã làm tôi xót xa khôn xiết. Khi bị bệnh, cô ăn uống khó khăn, tay chân không thể cử động như những người bình thường, tình yêu đến với cô rồi cũng xa cô khi biết cô bị bệnh, bạn bè ai cũng xa lánh vì sợ bị làm phiền, khi cận kề cái chết, mặt cô trở nên xấu xí, biến dạng. Có lẽ căn bệnh nghiệt ngã này đã khiến cho cô có cái nhìn sâu sắc hơn với thế giới, với những gì đang diễn ra xung quanh cô, tuy đơn sơ nhưng gần gũi , cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Và chính lúc này đây, cô đã cảm nhận được tình cảm gia đình dành cho mình, thiêng liêng và cao cả biết nhường nào.

"Ở nơi đó, có lẽ tôi sẽ không còn nước mắt nữa", ở thế giới hiện tại cô đã khóc thật nhiều nhưng tâm hồn vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cô ước mong thi đậu vào một trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhưng có lẽ mong ước ấy mãi mãi không thể thực hiện được, cô giờ đã đi đến một thế giới khác, một thế giới không còn nước mắt nữa. Trước khi chết, cô đẫ có ước nguyện "con muốn mình được nằm giữa một rừng hoa, ba...mẹ..đừng quên con nhé."

Cách nhìn cuộc sống của Aya thật sự rất khác biệt, bên cạnh nghị lực phi thường, Aya còn có cảm nhận khá sâu sắc về cuộc sống bên ngoài "mình muốn trở thành không khí". Cô ấy ước ao mình có cuộc sống nhẹ nhàng êm dịu như bao người và muốn cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết đến sự tồn tại của mình trên cuộc đời này. Vào cái ngày cô ra đi, tất cả mọi người biết được câu chuyện nhật kí của cô, đều xúc động, thương tiếc đến chia buồn. Trên tay mỗi người đều cầm một bó hoa tạo thành một rừng hoa xung quanh cô Aya đầy nghị lực phi thường. Đóa hoa hướng dương mà cô đã viết trong những năm tháng cuối đời "Con biết cha mẹ luôn cầu mong một điều kì diệu sẽ đến với con.

Nhưng nếu điều kì diệu không xảy ra mong cha mẹ cũng đừng dau buồn.."và một câu nói mãi làm nghẹn ngào tâm hồn người đọc" ,"Tại sao lại là con chứ?" Có ai đọc những dòng chữ này mà không đau lòng? phải chăng tất cả là do số phận như Nguyễn Du từng nói:

" Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt thì người phải theo

Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao"

Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ, tái hiện một câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn và nghị lực phi thường. Đọc "Một lít nước mắt" để ta thêm trân trọng từng giây, từng phút trong cuộc đời này. Cuộc sống của tôi diễn ra vẫn bình thường như bao ngày, tôi vẫn cảm nhận được ánh nắng mặt trời, cát, gió, không khí.

Nhưng chỉ khác là từ khi tôi đọc cuốn sách ấy, tôi càng thêm trân trọng những điều giản dị ấy mà trước đây tôi chẳng để ý đến. Và tôi cảm ơn cuốn sách yêu dấu này đã giúp tôi nhận ra và thêm trân trọng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời khi còn có thể.

Kiên Trung

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/dap-an-dai-su-van-hoa-doc-2024-de-1-cau-1-danh-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-va-hoc-sinh-thcs-213898.html