Đáp ứng nhu cầu tăng đột biến về nhân lực ngành Du lịch
Cùng với tốc độ phát triển của ngành Du lịch, nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch cũng tăng đột biến và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch là: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước.
Khi Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là mục tiêu phát triển kinh tế thì nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Tổng cục Du lịch cho biết, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và cần phải đào tạo lại số lượng tương đương như vậy.
Bởi số lượng lao động hiện nay trong ngành Du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà những đoàn khách tới Việt Nam ngày càng nhiều.
Việt Nam nói chung và mỗi mảnh đất trên dải đất hình chữ S nói riêng đều mang nét hấp dẫn đặc biệt với du khách, đó có thể được xem là tiềm năng bất tận với ngành du lịch và là cơ hội nghề nghiệp, là tương lai tươi sáng cho những ai theo nghề, yêu nghề và dám dấn thân với nghề du lịch.
Trao đổi về cơ hội nghề nghiệp, cô Nguyễn Thị Bích cho biết, sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch có thể làm việc cho các công ty lữ hành, văn phòng đại lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp… với các vị trí làm việc cụ thể như:
Đối với chuyên ngành hướng dẫn, sinh viên có thể làm hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên địa phương, thuyết minh viên tại điểm tham quan...; điều hành, quản lý các chương trình du lịch; bộ phận quản trị bán và marketing sản phẩm, dịch vụ du lịch; tham gia giảng dạy cho các trường cao đẳng du lịch.
Đối với chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Khách sạn, sinh viên có thể làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng... với vị trí: Bộ phận nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bar, chế biến sản phẩm ăn uống; bộ phận quản trị bán và marketing dịch vụ khách sạn, nhà hàng; bộ phận quản trị chăm sóc khách hàng, nhà hàng; tham gia giảng dạy cho các trường cao đẳng du lịch.
Đối với chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, sinh viên có thể đảm nhiệm vị trí chuyên viên trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch và khách sạn; hướng dẫn viên du lịch, nhân viên hoặc cán bộ tổ chức, quản lí, điều hành và triển khai hoạt động trong các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển, tổ chức sự kiện và các đơn vị dịch vụ khác; nghiên cứu khoa học du lịch, giảng dạy về du lịch; tiếp tục theo học sau đại học để trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực du lịch.
Đòi hỏi ngày càng cao với cơ sở đào tạo nhân lực du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội đang là mối quan tâm của các cấp ban ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các đơn vị cung ứng lao động du lịch.
Chia sẻ điều này, cô Nguyễn Thị Bích - giảng viên Trường ĐH Thành Đô - cho biết: Trong xu thế hội nhập và phát triển, đòi hỏi các đơn vị cung ứng nhân lực nói chung và đơn vị đào tạo nhân lực du lịch nói riêng phải luôn vận động, luôn đổi mới và hoàn thiện chính mình.
Một trong những việc làm rất quan trọng, cần phải có sự đầu tư đúng mức, đó là xây dựng chương trình đào tạo vừa mang tính khoa học, tính xã hội vừa mang tính hiện đại và xác định chỉ tiêu đào tạo hợp lý, phù hợp với nhu cầu xã hội.
"Tôi có thể tự tin nói rằng, Trường ĐH Thành Đô chính là một đơn vị đào tạo nguồn nhân lực như thế" - cô Nguyễn Thị Bích khẳng định.
Chia sẻ kinh nghiệm đào tạo của khoa Du lịch, Trường ĐH Thành Đô, theo cô Nguyễn Thị Bích, việc làm được khoa luôn chú trọng thường xuyên đánh giá lại chương trình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp và sản phẩm đào tạo. Đồng thời, cập nhật những chương trình đào tạo tiên tiến của các đơn vị đào tạo nổi tiếng trên thế giới.
"Minh chứng cho những việc làm ấy chính là sản phẩm của chúng tôi - nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu của xã hội và đã và đang dần khẳng định thương hiệu của mình ở trong nước" - cô Nguyễn Thị Bích chia sẻ.
Điểm nhấn của sự khác biệt
Khẳng định chất lượng đào tạo tại khoa Du lịch, Trường ĐH Thành Đô, cô Nguyễn Thị Bích dẫn chứng bằng đội ngũ giảng viên tâm huyết có trình độ chuyên môn cao trong ngành, trong đó có 1 phó giáo sư, 1 tiến sĩ, các giảng viên khác đều đều có trình độ trên đại học.
Chương trình và giáo trình tiên tiến, cập nhật, đáp ứng nhu cầu sinh viên, phù hợp với chương trình khung của Bộ GD&ĐT, có tham khảo chương trình của các trường có ngành đào tạo tương ứng. Trong đó, sinh viên được học thực hành nhiều bảo đảm ra trường có thể làm được việc ngay mà không mất thời gian thích nghi hoặc đào tạo lại trong thực tế.
Đặc biệt, trong chương trình của Khoa Du lịch có các chương trình kiến tập nghiệp vụ tại các điểm du lịch, khách sạn và doanh nghiệp lữ hành cho phép sinh viên có cơ hội quan sát, làm quen với nghiệp vụ ngay tại trường song song với đợt thực tập tại các công ty, khách sạn và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc chú trọng rèn luyện các kỹ năng ngành nghề du lịch, Khoa tăng cường các kiến thức về văn hóa, kỹ năng về ngoại ngữ như tiếng Anh, Trung, Nhật để sinh viên tốt nghiệp Khoa Du lịch của Trường ĐH Thành Đô có thể làm việc trong môi trường nước ngoài.
Nhà trường có liên kết với các tập đoàn, các công ty du lịch trong nước để sinh viên có được điều kiện thực tập tốt nhất và cơ hội việc làm cao nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của du khách, của xã hôi như: Tập đoàn Sun Group cụ thể là Công ty CP Cáp treo Bà Nà; Công ty Du lịch Sao Thái Nguyên... Ngoài ra, sinh viên còn có rất nhiều cơ hội đi học tập, làm việc tại các nước như Nhật, Hàn, Singapore… những đơn vị mà Trường ĐH Thành Đô có ký hợp tác liên kết dài lâu.
"Sinh viên Trường ĐH Thành Đô sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam học sẽ được Sở Du lịch Hà Nội hoặc các tỉnh cấp thẻ Hướng dẫn viên mà không phải trải qua bất kỳ một khóa học bổ túc kiến thức nào nữa" - cô Nguyễn Thị Bích cho biết thêm.
Phương thức tuyển sinh ngành Du lịch, Trường ĐH Thành Đô
4 tổ hợp môn xét tuyển: Tổ hợp 1 (Toán, Lý, Hóa); tổ hợp 2 (Toán, Lý, Ngoại ngữ), tổ hợp 3 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ); tổ hợp 4 (Văn, Sử, Địa).
Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét tuyển dựa vào kết quả học tập của thí sinh trong 5 học kỳ ở bậc THPT hoặc tương đương (lớp 10, 11, học kỳ I lớp 12) của tổ hợp ba môn xét tuyển tương ứng theo ngành. Kết quả trung bình trong 5 học kỳ ở bậc THPT của các tổ hợp trên lớn hơn hoặc bằng 6,0 đủ điều kiện nộp hồ s ơ xét tuyển vào hệ ĐH. Tốt nghiệp THPT đủ điều kiện nộp hồ s ơ xét tuyển vào hệ CĐ.
Xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 của tổ hợp ba môn xét tuyển tương ứng theo ngành. Kết quả điểm trung bình lớp 12 ở bậc THPT của các tổ hợp trên lớn hơn hoặc bằng 6,0 đủ điều kiện nộp hồ s ơ xét tuyển vào hệ ĐH. Tốt nghiệp THPT đủ điều kiện nộp hồ s ơ xét tuyển vào hệ CĐ.
Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của ĐHQG Hà Nội.
Nguyên tắc xét tuyển: Điểm trúng tuyển được lấy từ cao xuống thấp theo ĐTB của tổ hợp 3 môn học xét tuyển tương ứng cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng (theo quy định hiện hành) từ cao xuống đến khi đủ chỉ tiêu.