Đạt chuẩn PGS ngành Văn hóa, TS Lê Ngọc Diệp theo đuổi hướng nghiên cứu nào?

TS Lê Thị Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) vừa đủ điều kiện công nhận chức danh PGS ngành Văn hóa.

Vừa qua, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Trong đó, ngành Văn hóa có 8 ứng viên phó giáo sư được công nhận đạt chuẩn. Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp là một trong số đó, đồng thời cũng là nữ ứng viên lớn tuổi nhất của ngành này năm nay. Cô sinh năm 1973, quê tại Hà Nội.

 Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Website trường.

Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Website trường.

Theo bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, cô Lê Thị Ngọc Điệp được cấp bằng cử nhân ngành Thư viện - Thông tin học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) vào tháng 9/1997.

Tháng 9/2006, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), cô được cấp bằng thạc sĩ ngành Văn hóa học.

Đến tháng 11/2014, nữ ứng viên được cấp bằng tiến sĩ ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Quá trình công tác của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp cụ thể như sau:

Từ tháng 9/1997 đến tháng 9/1998, cô là chuyên viên tại Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 9/1998 đến tháng 12/1999, cô Điệp là chuyên viên, làm việc tại Ban Tổ chức cán bộ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2007, cô giữ chức vụ chuyên viên tại phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2011, cô Điệp làm công tác giảng dạy tại Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2018, nữ ứng viên là Phó Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Cô Điệp cô giữ chức vụ Trưởng khoa Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) từ tháng 7/2018 đến tháng 9/2020.

Từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2020, cô là Chủ tịch Công đoàn trường của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 5/2020 đến nay, Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp là Bí thư Đảng ủy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tháng 10/2020 đến nay, nữ ứng viên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Tính đến hiện tại, cô Lê Thị Ngọc Điệp đã có 16 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Cô đã xuất bản 2 ấn phẩm sách, đều thuộc nhà xuất bản có uy tín.

2 cuốn sách do Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp biên soạn phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên, sau khi được công nhận tiến sĩ:

1. Giáo trình văn hóa phương Đông (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019) với vai trò đồng tác giả;

2. Văn hóa sa mạc và Islam giáo trong Ngàn lẻ một đêm (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2024) với vai trò Chủ biên.

Trong nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: Văn hóa tôn giáo và Văn hóa Nam bộ.

Trong quá trình công tác, nữ tiến sĩ đã hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (hướng dẫn phụ); và hướng dẫn 9 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ (trong đó, có 2 học viên cao học ngành Việt Nam học; 1 học viên cao học ngành Quản lý văn hóa và 6 học viên cao học ngành Văn hóa học).

 Thời gian, kết quả tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Ảnh chụp màn hình.

Thời gian, kết quả tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Ảnh chụp màn hình.

Cô Điệp là chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm của 4 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên, trong đó có 2 đề tài cấp trường, 1 đề tài cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (loại C) và 1 đề tài cấp thành phố.

Nữ tiến sĩ đã công bố 32 bài báo khoa học, trong đó có 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín (thuộc Web of Science/Scopus); 4 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế khác.

Về khen thưởng, Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp từng nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các năm 2016, 2018; Bằng khen của Hội Nữ trí thức Việt Nam về thành tích nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016 - 2018; Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” năm 2020; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2022; Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh các năm 2013, 2015, 2018, 2022; Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” các năm 2015, 2019; Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023.

 Một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đã nghiệm thu của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Ảnh chụp màn hình.

Một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ đã nghiệm thu của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Ảnh chụp màn hình.

 Một số bài báo khoa học mà ứng viên là tác giả chính được đăng tải sau khi được cấp bằng tiến sĩ. Ảnh chụp màn hình.

Một số bài báo khoa học mà ứng viên là tác giả chính được đăng tải sau khi được cấp bằng tiến sĩ. Ảnh chụp màn hình.

Trích trong bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm 2024, Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp tự đánh giá, có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo: “Cụ thể, ứng viên hoàn thành định mức khối lượng giảng dạy; thiết kế được các học phần chuyên ngành ở cả trình độ đại học và sau đại học, đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá; hướng dẫn người học thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học với kết quả tốt; biên soạn ấn phẩm sách phục vụ đào tạo được sản xuất bởi nhà xuất bản uy tín.

Ứng viên có đủ năng lực để xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo ở cả bậc đại học và sau đại học.

Ứng viên có đủ năng lực để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Cụ thể, ứng viên đã và đang chủ trì các đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và cấp tỉnh; tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học; công bố các ấn phẩm khoa học trong các tạp chí, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế; chủ trì tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học.

Ứng viên thường xuyên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ do các tổ chức trong và ngoài nước triển khai”.

Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Xem chi tiết hồ sơ ứng viên tại đây.

Lệ Nguyễn

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/dat-chuan-pgs-nganh-van-hoa-ts-le-ngoc-diep-theo-duoi-huong-nghien-cuu-nao-post246745.gd