Hơn 20 ngày sau trận mưa lớn kỷ lục (14/10), đến nay, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng, Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam) vẫn chưa khắc phục xong những vị trí hư hỏng, sạt lở trên đèo Hải Vân.
Cung đèo dài hơn 20 km, vượt núi Hải Vân nối TP Đà Nẵng với tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác, vận hành hầm và đèo Hải Vân) cho biết, trận mưa lũ lịch sử vừa qua khiến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân xảy ra 56 vị trí sạt lở taluy dương, đá tảng lăn làm lấp rãnh, cống, tràn mặt đường, trong đó có 2 vị trí sạt lở gây tắc đường hoàn toàn, tổng khối lượng khoảng 150.000m3.
Có 6 vị trí sạt lở taluy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Sau sạt lở, nước từ các con suối vẫn chảy xuống đường.
Có 2 điểm sạt lở ở đoạn gần khúc cua tay áo phía Đà Nẵng, khiến đất đá tràn xuống thành vệt dài hàng chục mét, xé ngang rừng Hải Vân.
Theo nhiều tài xế, do đường đèo Hải Vân có nhiều khúc cua, lại ngổn ngang đất đá nên rất nguy hiểm.
Những tảng đá "khổng lồ" lăn từ trên núi xuống đường và chưa được xử lý, khiến giao thông qua đoạn đường đèo gặp nhiều khó khăn.
Một tảng đá lớn chắn ngang cung đường đèo, khiến các phương tiện qua đây chỉ lưu thông một chiều.
Đất đá tràn xuống đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông.
Có 6 vị trí sạt lở taluy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Sau sạt lở, nước từ các con suối vẫn chảy xuống đường.
Một điểm sạt lở lớp đá kè taluy âm, khoét hàm ếch để lộ ra phần nhựa đường trên cùng đèo Hải Vân, khiến nhiều người lưu thông qua đây "vừa đi vừa run".
Xe cộ chạy lên đèo Hải Vân chênh vênh bên bờ vực sạt lở.
Mặc dù đường đèo Hải Vân còn nhiều điểm sạt lở chưa được xử lý nhưng vẫn đông người dân và du khách lên tham quan, trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Hàng chục điểm sạt lở từ trên núi cao, đất đá chờ chực lăn xuống, uy hiếp an toàn phương tiện nếu có mưa to...
Để đảm bảo an toàn, tại một số điểm sạt lở, đá lăn, lực lượng chức năng đã xếp rọ đá để gia cố và đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
Theo ông Võ Ngọc Trung - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, ngay sau khi xảy ra sạt lở, đơn vị đã huy động lực lượng và phương tiện khơi thông tuyến.
Tuy nhiên, do có nhiều điểm sạt lở và khối lượng đất đá lớn nên đến nay việc khắc phục mới xong giai đoạn 1 để thông xe. Còn về lâu dài phải có giải pháp và thiết kế cụ thể mới thực hiện tiếp giai đoạn 2.
Hơn 20 ngày sau trận mưa lớn kỷ lục (14/10), đến nay, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng, Khu Quản lý đường bộ 2 và 3 (Cục Đường bộ Việt Nam) vẫn chưa khắc phục xong những vị trí hư hỏng, sạt lở trên đèo Hải Vân.
Cung đèo dài hơn 20 km, vượt núi Hải Vân nối TP Đà Nẵng với tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (đơn vị khai thác, vận hành hầm và đèo Hải Vân) cho biết, trận mưa lũ lịch sử vừa qua khiến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân xảy ra 56 vị trí sạt lở taluy dương, đá tảng lăn làm lấp rãnh, cống, tràn mặt đường, trong đó có 2 vị trí sạt lở gây tắc đường hoàn toàn, tổng khối lượng khoảng 150.000m3.
Có 6 vị trí sạt lở taluy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Sau sạt lở, nước từ các con suối vẫn chảy xuống đường.
Có 2 điểm sạt lở ở đoạn gần khúc cua tay áo phía Đà Nẵng, khiến đất đá tràn xuống thành vệt dài hàng chục mét, xé ngang rừng Hải Vân.
Theo nhiều tài xế, do đường đèo Hải Vân có nhiều khúc cua, lại ngổn ngang đất đá nên rất nguy hiểm.
Những tảng đá "khổng lồ" lăn từ trên núi xuống đường và chưa được xử lý, khiến giao thông qua đoạn đường đèo gặp nhiều khó khăn.
Một tảng đá lớn chắn ngang cung đường đèo, khiến các phương tiện qua đây chỉ lưu thông một chiều.
Đất đá tràn xuống đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông.
Có 6 vị trí sạt lở taluy âm, gây hư hỏng mặt đường, rãnh dọc, hệ thống an toàn giao thông. Sau sạt lở, nước từ các con suối vẫn chảy xuống đường.
Một điểm sạt lở lớp đá kè taluy âm, khoét hàm ếch để lộ ra phần nhựa đường trên cùng đèo Hải Vân, khiến nhiều người lưu thông qua đây "vừa đi vừa run".
Xe cộ chạy lên đèo Hải Vân chênh vênh bên bờ vực sạt lở.
Mặc dù đường đèo Hải Vân còn nhiều điểm sạt lở chưa được xử lý nhưng vẫn đông người dân và du khách lên tham quan, trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Hàng chục điểm sạt lở từ trên núi cao, đất đá chờ chực lăn xuống, uy hiếp an toàn phương tiện nếu có mưa to...
Để đảm bảo an toàn, tại một số điểm sạt lở, đá lăn, lực lượng chức năng đã xếp rọ đá để gia cố và đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
Theo ông Võ Ngọc Trung - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, ngay sau khi xảy ra sạt lở, đơn vị đã huy động lực lượng và phương tiện khơi thông tuyến.
Tuy nhiên, do có nhiều điểm sạt lở và khối lượng đất đá lớn nên đến nay việc khắc phục mới xong giai đoạn 1 để thông xe. Còn về lâu dài phải có giải pháp và thiết kế cụ thể mới thực hiện tiếp giai đoạn 2.
Vũ Vân Anh