Đại tướng Lê Đức Anh đã có nhiều cống hiến quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đồng chí Lê Đức Anh - Người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Trong ảnh: Chân dung đồng chí Lê Đức Anh (1983). (Ảnh: TTXVN)
Trong nghệ thuật chiến dịch, đề xuất của đồng chí Lê Đức Anh trong chiến dịch Junction City chính là đã tạo ra "thế trận chiến tranh nhân dân trên một địa bàn không có dân" để đánh địch. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả và giành thắng lợi to lớn. Trong ảnh: Quân giải phóng hành quân đón đánh địch, quyết tâm bẻ gẫy cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh (Đông Xuân 66-67). (Ảnh: TTXVN)
Trong trận chiến đấu chống cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh, phân đội súng cối 16 đã pháo kích vào quân địch ở Tà Xia tiêu diệt nhiều giặc Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí của địch (1967). (Ảnh: TTXVN)
Công binh quân giải phóng đặt mìn để phá cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng (1966-1967). (Ảnh: TTXVN)
Quân dân Tây Ninh liên hoan mừng chiến thắng sau khi bẻ gãy cuộc hành quân Junction City của Mỹ (Đông Xuân 1966-1967). (Ảnh: TTXVN)
Những ngày đầu trở lại chiến trường miền Nam, với cương vị Tham mưu trưởng Quân giải phóng, đồng chí Lê Đức Anh đã có nhiều đề xuất quan trọng, cùng với cơ quan Tham mưu tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho chiến dịch Bình Giã. Trong hơn một tháng chiến đấu tiến công, chiến dịch đã giành thắng lợi to lớn. Trong ảnh: Xe bọc thép của địch bị quân giải phóng bắn cháy trong trận Bình Giã. (Ảnh TTXVN)
Các chiến sỹ pháo cao xạ quân giải phóng hạ quyết tâm giành chiến thắng trước giờ ra quân. (Ảnh: TTXVN)
Một đơn vị quân giải phóng hành quân qua sông đến Bình Giã. (Ảnh: TTXVN)
Đoàn Bình Giã được vinh dự nhận quân kỳ quyết chiến thắng giắc Mỹ xâm lược do Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Chính phủ miền Nam Việt Nam tặng thưởng (1966). (Ảnh: TTXVN)
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Lê Đức Anh đảm nhiệm Phó Tư lệnh Chiến dịch kiêm Tư lệnh cánh quân tiến công trên hướng Tây-Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Với tài thao lược và kinh nghiệm trận mạc được tích lũy trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng, đồng chí đã tổ chức lực lượng, xác định các hướng, các mũi tiến công, chỉ huy cánh quân đánh chiếm các mục tiêu theo kế hoạch tác chiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Trong ảnh: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn (1975). (Ảnh: TTXVN)
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Bộ đội tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia tham gia xây dựng trường học ở ngoại ô thị xã Công pông chư năng (1983). (Ảnh: TTXVN)
Giao lưu giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam với anh Min Chiên (trái) Phó chủ tịch kiêm xã đội trưởng quân dân Xalovia (Campuchia). (Ảnh: TTXVN)
Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Binh đoàn Cửu Long cùng quân đội cách mạng Campuchia trao đổi phương án tác chiến trên thực địa (1983). (Ảnh: TTXVN)
Quân tình nguyện Việt nam khám bệnh và phát thuốc cho nhân dân nơi đóng quân tại tỉnh Công pông chư năng của Campuchia (1983). (Ảnh: TTXVN)
Ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng để tặng hoặc truy tặng những Mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ mai sau. Kể từ đó phong trào này được hưởng ứng, rộng khắp trong cả nước. Trong ảnh: Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu chào mừng bà mẹ Việt Nam anh hùng của Hà Nội tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Thay mặt lực lượng vũ trang, thiếu tướng Nguyễn Răng gắn kỷ niệm chương cho các mẹ tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh (1995). (Ảnh: Tứ Hải/TTXVN)
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XI gắn huy chương Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các bà mẹ Hà Nội (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Lễ trao Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Nhà nước ta cho quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia trở về nước (1988). (Ảnh: TTXVN)
Thâu suốt đường lối đối ngoại của Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh có nhiều đóng góp quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại của đất nước, nổi bật là việc xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Chủ tịch nước Lê Đức Anh trở thành Nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân tới Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc tại Mỹ (10/1995). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn trong buổi lễ trao tặng phẩm phiên bản trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995). (Ảnh: TTXVN)
Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995), chiều 25/10/1995, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros B. Ghali. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn (1975). (Ảnh: TTXVN)
Kinh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước với nhiều chiến tích, Đại tướng Lê Đức Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc về một người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, khả năng nhận biết và đánh giá thực tiễn chính xác, quyết định kịp thời.
Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến trường từ Bắc vào Nam với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 11 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, 7 năm trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước.
Trong suốt quá trình ấy, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử cách mạng của dân tộc, đặc biệt đóng góp rất nhiều cho lịch sử xây dựng quân sự của nước nhà.
Xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với chiến trường Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ, Đại tá Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 - người có nhiều năm nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông Lê Đức Anh có sáng kiến, chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang phù hợp với chiến trường Nam Bộ.
Vào thời điểm những năm 1949-1950, ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn cầm cự để tổng phản công, vì vậy chúng ta xây dựng các đơn vị chủ lực quy mô lớn cấp đại đoàn (sư đoàn). Nhiều người cũng muốn áp dụng điều này tại miền Nam, trong khi đó ông Lê Đức Anh kiên quyết đề nghị chỉ xây dựng lực lượng vũ trang đến mức tiểu đoàn.
Thực tiễn sau đó tại Nam Bộ cho thấy việc xây dựng lực lượng vũ trang đến cấp trung đoàn, liên trung đoàn không phù hợp và buộc phải quay trở lại xây dựng lực lượng vũ trang cấp tiểu đoàn như đề xuất của ông Lê Đức Anh.
Trên thực tế, các tiểu đoàn đã thể hiện đạt hiệu quả chiến đấu, công tác tốt trong suốt thời gian dài từ năm 1951-1954 tại chiến trường Nam Bộ sau lưng địch, nơi địch tập trung bình định, xây dựng thành hậu phương cho chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh."
In dấu đậm nét trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Dấu ấn về tài chỉ huy, tài thao lược của Đại tướng Lê Đức Anh còn in dấu đậm nét trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Năm 1964, Đại tướng Lê Đức Anh trở lại miền Nam trên một chiếc tàu không số, giữ chức Tham mưu trưởng Miền và cùng Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang chiến đấu trên chiến trường B2, đánh thắng hai cuộc tiến công chiến lược của Mỹ năm 1965-1966 và năm 1966-1967.
Theo Đại tá Hồ Sơn Đài, ông đã có sáng kiến tổ chức lại chiến trường ở vùng không dân thành một tổ chức quân sự theo lãnh thổ, biến các cơ quan dân sự kháng chiến thành các đơn vị hành chính huyện-xã, mạnh dạn lấy vũ khí từ các kho đang lưu giữ dọc biên giới Việt Nam-Campuchia trang bị cho các nhân viên dân sự. Nhờ vậy, chúng ta tạo ra một thế trận chiến tranh nhân dân rộng lớn và có chiều sâu.
Quân và dân miền Nam đã đánh thắng được các cuộc hành quân có vũ khí tối tân của Mỹ, đỉnh cao là cuộc hành quân Junction City năm 1967.
Khi về làm Tư lệnh Quân khu 9 trong bối cảnh hết sức khó khăn của cách mạng sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, ông cùng Chính ủy Võ Văn Kiệt đề ra chủ trương xốc lại tinh thần đoàn kết nội bộ, đưa lực lượng vũ trang trở lại địa bàn, tiến công địch, không để địch giành quyền chủ động lấn chiếm, bình định, tạo sự chuyển thế to lớn trên chiến trường khu 9 và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt, dấu ấn về tài chỉ huy, tài thao lược của ông đối với cánh quân phía Tây-Tây Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ còn lưu mãi trong lòng quân và dân ta.
Từng là người lính tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phó giáo sư-tiến sỹ Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa lịch sử-Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trong 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975 thì cánh quân hướng Tây-Tây Nam do Trung tướng Lê Đức Anh - Phó Tư lệnh chiến dịch chỉ huy (thời điểm này nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh mang hàm Trung tướng) có những khó khăn nhất định. Đây là khu vực có địa hình chia cắt bởi những con sông lớn, chỉ có con đường duy nhất là Quốc lộ 4. Bên cạnh đó, ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài một quân đoàn nguyên vẹn lực lượng, thì địch vẫn còn các sư đoàn không quân, hải quân.
Trong thế trận ở hướng Tây-Tây Nam, việc giữ cầu, chiếm giữ Quốc lộ 4 mang ý nghĩa chiến lược quan trọng. Vì nếu làm chủ được Quốc lộ 4, chúng có thể sẽ kéo dài được cuộc chiến, ngược lại nếu tuyến đường này bị cắt đứt thì khi Sài Gòn thất thủ, vấn đề ở Đồng bằng sông Cửu Long gần như cũng đã được giải quyết.
Phó giáo sư-tiến sỹ Hà Minh Hồng phân tích: "Tây-Tây Nam có con đường số 4 là con đường độc đạo. Nếu Ngụy giữ được con đường đó thì có hai khả năng, một là Sài Gòn tử thủ để dưới kia kéo lên, hai là nếu Sài Gòn bị đánh thì có thể kéo về tử thủ ở Cần Thơ. Ngược lại, nếu bị cắt thì coi như bị cắt đứt, coi như là cô lập toàn bộ, coi như Sài Gòn phải đầu hàng, và nếu Sài Gòn đầu hàng thì coi như toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long không còn khả năng chống trả. Việc này mang tính quyết định."
Chặt đứt Quốc lộ 4 là mệnh lệnh cấp thiết trong chiến lược quân sự của cánh Tây-Tây Nam. Cho nên, 2 tháng trước chiến dịch, Sư đoàn 5 đã có mặt phối hợp cùng lực lượng vũ trang tại chỗ chiếm giữ đoạn từ Tân An tới Bến Lức (Long An).
Chiều ngày 26/4, hiệu lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu khởi động, 5 cánh quân cùng thực hiện các cuộc tổng tiến công. Khoảng 3 giờ sáng ngày 27/4/1975, Sư đoàn 5, Sư đoàn 8 cùng quân và dân Tiền Giang đánh cắt Quốc lộ 4. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh-Lộc Giang, đồng thời đảm bảo cho Sư đoàn 9 cùng khí tài quân sự vượt sông...
Trước thế trận tấn công như vũ bão của quân và dân ta, đến ngày 29/4/1975, mọi ý định tử thủ và tìm cách rút quân về Cần Thơ của chúng sụp đổ hoàn toàn.
Trung tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt binh tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1975). (Ảnh: TTXVN)
Trưa 30/4, cánh quân hướng Tây-Tây Nam cùng 4 cánh quân khác đã họp mặt tại Dinh Độc lập, chứng kiến cảnh Tổng thống Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Theo Phó giáo sư-tiến sỹ Hà Minh Hồng, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cánh quân Tây-Tây Nam đã đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ của chiến dịch khi sớm làm chủ chiến trường, kìm giữ chân địch, tạo điều kiện cho các cánh quân sớm hoàn thành nhiệm vụ. Tài chỉ huy của Trung tướng Lê Đức Anh cũng được thể hiện rõ qua cách sử dụng con đường bạo lực cách mạng, sử dụng lực lượng vũ trang địa phương, huy động lực lượng của nhân dân tham gia cuộc chiến. Ông cũng đã tận dụng được sự giúp đỡ của nhân dân để vượt sông, giữ cầu, đánh chiếm cắt đường...
Cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước
Một dấu ấn nữa trong đời binh nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh là thời kỳ ông làm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Trong suốt gần 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, ông đã đánh giá chính xác tình hình ở địa bàn, đề ra phương thức, phương châm, biện pháp tiến hành đấu tranh phù hợp thực tiễn và quy luật khách quan, giúp bạn vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện áp dụng trên chiến trường chống lại cuộc chiến tranh du kích phản cách mạng của quân Pol Pot.
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của ông, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng quân và dân Campuchia đã thực hiện thắng lợi ba mục tiêu chiến lược của cách mạng Campuchia. Đó là tiếp tục làm cho quân Pol Pot tan rã, suy tàn hơn nữa; tiếp tục xây dựng thực lực cách mạng Campuchia mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đảm nhiệm cuộc đấu tranh thắng lợi với mọi kẻ thù, bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước; bảo đảm đoàn kết liên minh chiến lược, chiến đấu Campuchia-Việt Nam trên một thế vững chắc hơn và mạnh hơn.
Sau này, đánh giá sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Campuchia Hun Sen nói: "Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết. Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, Chính phủ Phnom Pênh sẽ không tồn tại."
Đề xuất xác đáng về giải quyết vấn đề biên giới
Ngày 7/12/1986, Đại tướng Lê Đức Anh nhận quyết định giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đến ngày 16/2/1987, Bộ Chính trị và Hội đồng Nhà nước quyết định bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngay sau khi nhận chức, ông đã có những đề xuất xác đáng với Bộ Chính trị về giải quyết vấn đề biên giới, và từ vấn đề biên giới để định ra chiến lược và sách lược của công tác đối ngoại.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói chuyện với Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu V (1996). (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)
Ông cũng cũng đã đề xuất kế hoạch xây dựng Quân đội tinh, gọn, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao và cắt giảm lực lượng vũ trang để tập trung cho phát triển đất nước trong thời điểm nhất định; điều chỉnh chiến lược phòng thủ đất nước trong tình hình mới, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ mà vẫn bảo đảm sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Có thể khẳng định, tên tuổi, sự nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh luôn gắn liền với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành lớn mạnh của quân đội.
Ông đã có nhiều cống hiến quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Đồng chí Lê Đức Anh - Người chỉ huy quân sự tài ba, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Trong ảnh: Chân dung đồng chí Lê Đức Anh (1983). (Ảnh: TTXVN)
Trong nghệ thuật chiến dịch, đề xuất của đồng chí Lê Đức Anh trong chiến dịch Junction City chính là đã tạo ra "thế trận chiến tranh nhân dân trên một địa bàn không có dân" để đánh địch. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả và giành thắng lợi to lớn. Trong ảnh: Quân giải phóng hành quân đón đánh địch, quyết tâm bẻ gẫy cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh (Đông Xuân 66-67). (Ảnh: TTXVN)
Trong trận chiến đấu chống cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng Tây Ninh, phân đội súng cối 16 đã pháo kích vào quân địch ở Tà Xia tiêu diệt nhiều giặc Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí của địch (1967). (Ảnh: TTXVN)
Công binh quân giải phóng đặt mìn để phá cuộc hành quân Junction City của Mỹ vào vùng giải phóng (1966-1967). (Ảnh: TTXVN)
Quân dân Tây Ninh liên hoan mừng chiến thắng sau khi bẻ gãy cuộc hành quân Junction City của Mỹ (Đông Xuân 1966-1967). (Ảnh: TTXVN)
Những ngày đầu trở lại chiến trường miền Nam, với cương vị Tham mưu trưởng Quân giải phóng, đồng chí Lê Đức Anh đã có nhiều đề xuất quan trọng, cùng với cơ quan Tham mưu tích cực tiến hành công tác chuẩn bị cho chiến dịch Bình Giã. Trong hơn một tháng chiến đấu tiến công, chiến dịch đã giành thắng lợi to lớn. Trong ảnh: Xe bọc thép của địch bị quân giải phóng bắn cháy trong trận Bình Giã. (Ảnh TTXVN)
Các chiến sỹ pháo cao xạ quân giải phóng hạ quyết tâm giành chiến thắng trước giờ ra quân. (Ảnh: TTXVN)
Một đơn vị quân giải phóng hành quân qua sông đến Bình Giã. (Ảnh: TTXVN)
Đoàn Bình Giã được vinh dự nhận quân kỳ quyết chiến thắng giắc Mỹ xâm lược do Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Chính phủ miền Nam Việt Nam tặng thưởng (1966). (Ảnh: TTXVN)
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí Lê Đức Anh đảm nhiệm Phó Tư lệnh Chiến dịch kiêm Tư lệnh cánh quân tiến công trên hướng Tây-Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Với tài thao lược và kinh nghiệm trận mạc được tích lũy trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng, đồng chí đã tổ chức lực lượng, xác định các hướng, các mũi tiến công, chỉ huy cánh quân đánh chiếm các mục tiêu theo kế hoạch tác chiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Trong ảnh: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn (1975). (Ảnh: TTXVN)
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Bộ đội tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia tham gia xây dựng trường học ở ngoại ô thị xã Công pông chư năng (1983). (Ảnh: TTXVN)
Giao lưu giữa bộ đội tình nguyện Việt Nam với anh Min Chiên (trái) Phó chủ tịch kiêm xã đội trưởng quân dân Xalovia (Campuchia). (Ảnh: TTXVN)
Quân tình nguyện Việt Nam thuộc Binh đoàn Cửu Long cùng quân đội cách mạng Campuchia trao đổi phương án tác chiến trên thực địa (1983). (Ảnh: TTXVN)
Quân tình nguyện Việt nam khám bệnh và phát thuốc cho nhân dân nơi đóng quân tại tỉnh Công pông chư năng của Campuchia (1983). (Ảnh: TTXVN)
Ngày 10/9/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng để tặng hoặc truy tặng những Mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; đồng thời cũng là để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ mai sau. Kể từ đó phong trào này được hưởng ứng, rộng khắp trong cả nước. Trong ảnh: Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu chào mừng bà mẹ Việt Nam anh hùng của Hà Nội tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Thay mặt lực lượng vũ trang, thiếu tướng Nguyễn Răng gắn kỷ niệm chương cho các mẹ tại Lễ trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh (1995). (Ảnh: Tứ Hải/TTXVN)
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XI gắn huy chương Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các bà mẹ Hà Nội (1994). (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của đồng chí Lê Đức Anh, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, tái thiết đất nước Campuchia. Trong ảnh: Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 3 đơn vị và trao 8 Huân chương Quân công hạng Nhất cho cán bộ, chiến sỹ và đại diện các gia đình có người thân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. (Ảnh: Minh Điền/TTXVN)
Lễ trao Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Nhà nước ta cho quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia trở về nước (1988). (Ảnh: TTXVN)
Thâu suốt đường lối đối ngoại của Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh có nhiều đóng góp quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại của đất nước, nổi bật là việc xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Chủ tịch nước Lê Đức Anh trở thành Nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân tới Mỹ. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc tại Mỹ (10/1995). (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Lê Đức Anh đọc diễn văn trong buổi lễ trao tặng phẩm phiên bản trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995). (Ảnh: TTXVN)
Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1945-1995), chiều 25/10/1995, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros B. Ghali. (Ảnh: Cao Phong/TTXVN)