Với "tư cách" là chiến đấu cơ có tốc độ nhanh bậc nhất thế giới, máy bay đánh chặn MiG-25 tới nay vẫn được biết tới như một loại chiến đấu cơ huyền thoại từng được ra đời dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-25 có tên mã NATO là Foxbat, đây là một chiến đấu cơ đánh chặn, có khả năng trinh sát và ném bom siêu thanh. Mẫu thiết kế đầu tiên được Liên Xô chế tạo và bay thử nghiệm từ năm 1964. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1970, chiến đấu cơ MiG-25 chính thức được đưa vào phục vụ Không quân Liên Xô. Tốc độ tối đa của MiG-25 khi bay thử nghiệm ở độ cao 20 km lên tới Mach 3,2 - nhanh nhất trong lịch sử và tới nay vẫn chưa có tiêm kích nào vượt được qua tốc độ này. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên theo nhiều phi công thử nghiệm, ở tốc độ vượt Mach 3, MiG-25 bị rung lắc cực mạnh, máy bay tỏ ra khó kiểm soát, toàn bộ hệ thống có thể sẽ bị lỗi và sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy các kỹ sư Liên Xô khuyến cáo phi công điều khiển MiG-25 không vượt qua tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi chán thử nghiệm tốc độ của máy bay MiG-25, người ta lại quay ra thử nghiệm khả năng bay cao của chiếc chiến đấu cơ này. Thậm chí hẳn một phiên bản MiG-25 đặc biệt đã được ra đời, tối ưu hóa khả năng leo cao của nó và đưa chiếc tiêm kích này lên độ cao... 37,5 km - cao hơn độ cao của mọi loại tiêm kích hiện đại ngày nay có thể với tới. Nguồn ảnh: Sina.
Trong một vài năm ngắn ngủi, MiG-25 đã phá 29 kỷ lực hàng không thế giới, trong đó bao gồm kỷ lục về tốc độ, độ cao và độ chịu lực trọng trường. Điều này đã khiến toàn bộ NATO và Mỹ phải hoảng hốt và "sốt vó" trong một thời gian dài. Nguồn ảnh: Sina.
Người Mỹ biết cách chế tạo động cơ công suất lớn, cho phép máy bay của họ bay với tốc độ lớn hơn Mach 3. Tuy nhiên cái người Mỹ thắc mắc đó là ở thời điểm bấy giờ, các loại vật liệu và bóng bán dẫn sẽ vỡ hoàn toàn do rung lắc và nhiệt độ khi chiếc MiG-25 bay ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1975, bí mật của MiG-25 bị phá vỡ khi một phi công Liên Xô bay nguyên một chiếc MiG-25 sang... Nhật Bản để xin tị nạn chính trị. Mỹ đã ngay lập tức mổ tung chiếc chiến đấu cơ này và tìm ra bí mật của tiêm kích nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Hóa ra, để tránh việc dây điện bị chảy do nhiệt độ quá cao, MiG-25 đơn giản đã... không sử dụng dây điện. Thiết kế cực kỳ thông minh của MiG-25 bao gồm một loạt những bóng đèn bán dẫn chân không kèm theo đó là bộ phận thu - phát tín hiệu tầm ngắn cực kỳ nhỏ gọn để chuyển tín hiệu giữa các bộ phận với nhau mà không cần dây điện. Nguồn ảnh: Sina.
Thiết kế cực kỳ hiệu quả mà đơn giản này đã khiến phương Tây sửng sốt và gấp rút học tập để cho ra đời các loại siêu cơ sau này. Tuy nhiên, không một loại siêu cơ có tốc độ tiệm cận Mach 3 nào ra đời sau MiG-25 có số lượng nhiều như nó. Tổng cộng có tới 1190 chiếc MiG-25 đã được ra đời và tới nay, một vài chiếc vẫn đang phục vụ Không quân Nga, Algeria và Armenia. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ MiG-25 Foxbat của Liên Xô từng khiến phương Tây "sốt vó".
Tuấn Anh