Đầu năm chiêm bái 'ngôi chùa Thái' đẹp rực rỡ chốn Sài thành

Cách trung tâm TPHCM khoảng 25km, chùa Bửu Long nằm trên đường Nguyễn Xiển nổi bật với kiến trúc độc đáo. Được mệnh danh là 'ngôi chùa Thái Lan', nơi đây sở hữu những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo của xứ sở Chùa Vàng.

Chùa nằm trên khuôn viên rộng 11ha, cụ thể là trên ngọn đồi phía Tây sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố khoảng 25km.

Chùa nằm trên khuôn viên rộng 11ha, cụ thể là trên ngọn đồi phía Tây sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố khoảng 25km.

Kiến trúc của chùa gây ấn tượng với các họa tiết trang trí hình rồng uốn lượn, hoa văn nổi, phù điêu, bánh xe chuyển pháp luân.

Kiến trúc của chùa gây ấn tượng với các họa tiết trang trí hình rồng uốn lượn, hoa văn nổi, phù điêu, bánh xe chuyển pháp luân.

Chùa được xây dựng từ năm 1942, sau nhiều lần thay đổi mới có diện mạo như hiện nay. Chùa có đỉnh tháp sơn vàng và kiến trúc tháp giống chùa ở Thái Lan nên nhiều người quen gọi nơi này là chùa Thái Lan.

Chùa được xây dựng từ năm 1942, sau nhiều lần thay đổi mới có diện mạo như hiện nay. Chùa có đỉnh tháp sơn vàng và kiến trúc tháp giống chùa ở Thái Lan nên nhiều người quen gọi nơi này là chùa Thái Lan.

Bảo tháp Gotama Cetiya là ngôi tháp chính của chùa Bửu Long. Bảo tháp chính này là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc hiện đại. Nơi đây có nền văn minh Suvannabhumi cổ xưa ở Đông Nam Á. Bảo tháp cao đến 56m và được bao quanh bởi 4 tháp phụ: Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luân và Niết Bàn. Bảo tháp này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa Thái Lan. Màu sắc chủ đạo là màu trắng pha chút vàng tươi ở đỉnh tháp.

Bảo tháp Gotama Cetiya là ngôi tháp chính của chùa Bửu Long. Bảo tháp chính này là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc hiện đại. Nơi đây có nền văn minh Suvannabhumi cổ xưa ở Đông Nam Á. Bảo tháp cao đến 56m và được bao quanh bởi 4 tháp phụ: Đản Sinh, Thành Đạo, Pháp Luân và Niết Bàn. Bảo tháp này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa Thái Lan. Màu sắc chủ đạo là màu trắng pha chút vàng tươi ở đỉnh tháp.

Với lối kiến trúc đậm đà sắc màu xứ Chùa Vàng, nơi đây còn được người dân bản địa gọi với cái tên thân thương là chùa Thái Lan. Dựa theo lối kiến trúc Chùa cổ xuất phát từ Ấn Độ, việc xây dựng chùa Bửu-Long được sư thầy Viên Minh lập kế hoạch. Với lối kiến trúc Phật giáo độc đáo, thực khách không khỏi ngỡ ngàng trước nét pha trộn hài hòa giữa kiến trúc Ấn Độ cổ xưa cùng sắc màu văn hóa Việt một khi đặt chân đến nơi đây.

Với lối kiến trúc đậm đà sắc màu xứ Chùa Vàng, nơi đây còn được người dân bản địa gọi với cái tên thân thương là chùa Thái Lan. Dựa theo lối kiến trúc Chùa cổ xuất phát từ Ấn Độ, việc xây dựng chùa Bửu-Long được sư thầy Viên Minh lập kế hoạch. Với lối kiến trúc Phật giáo độc đáo, thực khách không khỏi ngỡ ngàng trước nét pha trộn hài hòa giữa kiến trúc Ấn Độ cổ xưa cùng sắc màu văn hóa Việt một khi đặt chân đến nơi đây.

Theo hệ Phật giáo nguyên thủy Nam Tông nên trong chùa chỉ có tượng Phật Thích Ca và không thắp hương.

Theo hệ Phật giáo nguyên thủy Nam Tông nên trong chùa chỉ có tượng Phật Thích Ca và không thắp hương.

Chùa Bửu Long từng được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 công trình Phật giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới.

Chùa Bửu Long từng được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 công trình Phật giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới.

Chùa Bửu Long mở cửa đón khách từ 8:00 - 18:00 hàng ngày. Tuy nhiên từ 11:00 đến 14:00 du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.

Chùa Bửu Long mở cửa đón khách từ 8:00 - 18:00 hàng ngày. Tuy nhiên từ 11:00 đến 14:00 du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.

Chùa luôn thanh tịnh với tiếng chuông gió leng keng trên đỉnh tháp và tiếng nước róc rách từ hồ khu vực chánh điện. Tiếng chuông gió ngân vang ở chùa Bửu Long cũng là một điểm ấn tượng với người dân và du khách đến vãn cảnh chùa.

Chùa luôn thanh tịnh với tiếng chuông gió leng keng trên đỉnh tháp và tiếng nước róc rách từ hồ khu vực chánh điện. Tiếng chuông gió ngân vang ở chùa Bửu Long cũng là một điểm ấn tượng với người dân và du khách đến vãn cảnh chùa.

Chùa bao gồm nhiều hạng mục như Chính điện, tăng xá, trai đường, khách đường, thiền thất của chư Tăng, Ni xá, Ni viện, tổ đường, am thất của Tu nữ và tịnh nhân. Chính điện ngày nay không được xây dựng mới hoàn toàn mà được trùng tu dựa trên những di tích cũ.

Chùa bao gồm nhiều hạng mục như Chính điện, tăng xá, trai đường, khách đường, thiền thất của chư Tăng, Ni xá, Ni viện, tổ đường, am thất của Tu nữ và tịnh nhân. Chính điện ngày nay không được xây dựng mới hoàn toàn mà được trùng tu dựa trên những di tích cũ.

Ngọc Khuyến

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/dau-nam-chiem-bai-ngoi-chua-thai-dep-ruc-ro-chon-sai-thanh/