'Đau não' nên đầu tư giáo dục cho con hay tập trung dành tiền tích lũy
Nhiều 'tay hòm chia khóa' đau đầu cân nhắc nhất việc nên cân bằng tài chính như thế nào, giữa việc đầu tư giáo dục cho con cái và việc dành ra khoản tích lũy cho cả gia đình.
Quản lý tài chính, chi tiêu gia đình tưởng dễ nhưng thực tế lại là vấn đề rất khó nhằn với nhiều đôi vợ chồng, đặc biệt là những cặp mới ở chặng đầu của công cuộc xây dựng tổ ấm. Nhiều bà vợ sau khi kết hôn, có con đã phải lên mạng "than trời" bởi ngập ngụa trong đủ các khoản chi tiêu gia đình từ tiền ăn, tiền nhà chi phí đi lại, vật dụng gia đình, cho đến chăm sóc sức khỏe, phát triển bản thân, tiền tiêu vặt cho cá nhân, tiền đầu cho con cái,...
Trong đó, vấn mà nhiều "tay hòm chia khóa" phải đau đầu cân nhắc nhất chính là việc cân bằng tài chính giữa việc đầu tư giáo dục cho con cái và việc dành ra khoản tích lũy cho cả gia đình. Dù không mới, nhưng topic này vẫn là vấn đề được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và đưa ra quan điểm sôi nổi.
Chia sẻ với SAOStar.vn, chị Trang Nguyen (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) đồng quan điểm với việc đầu tư hết sức cho vấn đề giáo dục của con cái. Thậm chí, có những tháng chị Trang sẵn sàng chi 120% cho việc học của con. Nghĩa là vay tiền để đóng học cho con.
"Mình và ông xã đều rất quan tâm đến việc học hành của con. Quan điểm của vợ chồng mình là sẽ cho con thử nhiều môn học từ kiến thức cho đến môn năng khiếu để có hướng phát triển cho tương lai của con sau này. Bởi vậy, bé nhà mình dù mới học lớp 2 nhưng đã khá tốn kém trong khoản học phí hàng tháng". Song, chị Trang cho biết khoản đầu tư này là xứng đáng.
Dù không hết lên đến mức 120%, nhưng chị Ngọc Lê (32 tuổi, quận Tân Bình) cũng đồng quan điểm trong việc đầu tư giáo dục cho con. "Nhà mình dành 50% cho giáo dục, 30% ăn tiêu, 20% tích lũy phòng trừ rủi ro. Nhưng đôi khi, giáo dục chiếm luôn cả phần tích lũy". Theo chị Ngọc, để con được ăn ngon mặc đẹp, được chăm lo về sức khỏe và đầu tư giáo dục đúng đắn là điều quan trọng nhất.
Tuy nhiên, chị Lan Anh (Quận 2, TP.HCM) lại cho rằng khoản tích lũy phòng ngừa rủi ro cũng rất quan trọng. "20% để đề phòng rủi ro là không đủ với thời điểm xã hội hiện đại như bây giờ. Giả dụ nếu cả 2 vợ chồng đều thất nghiệp bất ngờ, bị lừa hết tài sản, thì khoản 50% cho giáo dục sẽ đứt đoạn, không hiệu quả. Mình thấy, nên liệu cơm gắp mắn, tùy tình huống và giai đoạn khác nhau để cân nhắc chi tiêu".
Bên cạnh đó, chị Thanh Mai (30, Hà Nam) cho rằng tính % sẽ không được khách quan. Bởi"50% của 15 triệu đồng khác với 50% của 50 triệu đồng. 50% của 15 triệu thì không đủ cho ăn uống, sinh hoạt phí của cả gia đình,.... nhưng 50% của 40 triệu thì đã có thể chi tiêu thoải mái. Theo mình cuối cùng vẫn là liệu cơm mà gắp mắn".
Chị Mai thẳng thắn, đầu tư cho con là tốt nhưng cố quá để bản thân lúc nào cũng phải mệt mỏi cũng không nên. Suốt ngày đau đầu vì tiền thì cũng không thể hạnh phúc được.