Đau rát, chảy máu tái phát nhiều do trĩ cấp và biện pháp cải thiện

Hầu như ai đã từng bị trĩ đều phải trải qua một trong những triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn. Làm thế nào để giảm bớt những triệu chứng này, cũng như cải thiện nhanh bệnh trĩ?

Đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn là triệu chứng điển hình của trĩ cấp

Trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến, với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt ở độ tuổi từ 50 trở đi. Tuy nhiên, người bệnh thường ngại ngùng nên khi bệnh còn nhẹ thường không đi khám. Đến lúc bệnh nặng thì điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí là phẫu thuật để cắt bỏ.

Trĩ là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

Trĩ là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

Trĩ cấp là tình trạng cấp tính của trĩ khi bị bệnh. Lúc này, người mắc thường xuất hiện một hoặc nhiều những triệu chứng sau:

- Chảy máu khi đi ngoài: Có tới 69% trường hợp người mắc gặp phải tình trạng này. Cụ thể, khi đi đại tiện sẽ xuất hiện máu đỏ tươi hoặc những dây máu trong chất thải. Tuy nhiên, triệu chứng này kéo dài trong khoảng 2-3 ngày và thường bị bỏ qua.

- Đau, sưng và ngứa hậu môn: Triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bởi thường xuất hiện ngay sau khi đi vệ sinh hoặc âm ỉ cả ngày. Đây cũng là một triệu chứng phổ biến khi có tới 43% người bệnh gặp phải.

- Sa búi trĩ: Người bệnh có cảm giác rõ búi trĩ xuất hiện ở hậu môn của mình. Tùy từng mức độ mà kích thước và khả năng tự co hồi của búi trĩ là khác nhau. Ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ có thể chưa xuất hiện. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, búi trĩ có thể lồi hẳn ra ngoài và không tự co hồi lại được.

Trĩ cấp gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh (ảnh minh họa)

Trĩ cấp gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh (ảnh minh họa)

Những triệu chứng như chảy máu, đau sưng ngứa và sa búi trĩ của trĩ cấp đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe của người mắc. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nhiều lần.

Vì sao bệnh trĩ cấp dễ tái phát?

Theo y học cổ truyền, trĩ là một dạng của chứng sa giáng hình thành do sự suy yếu của tỳ vị. Tỳ vị hư dẫn tới ứ trệ trong lưu thông khí huyết, từ đó gây tích tụ máu huyết tại tĩnh mạch hậu môn và gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị trĩ hiện nay lại chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng như: Chảy máu, đau ngứa, sưng, sa búi trĩ mà không nâng cao sức khỏe tỳ vị. Do đó, chỉ sau một thời gian bệnh trĩ có khả năng tái phát trở lại.

Trĩ là một dạng dạng của chứng sa giáng trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Trĩ là một dạng dạng của chứng sa giáng trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân khác cũng khiến bệnh trĩ cấp tái phát đó là thói quen sống sinh hoạt hiện nay. Xã hội hiện đại nhiều áp lực, căng thẳng, ngồi nhiều hay thói quen ăn ít rau, lười uống nước, thức khuya, đồ ăn nhanh,... cũng là một phần nguyên do khiến bệnh trĩ nhanh chóng quay trở lại. Không chỉ vậy, những năm gần đây, bệnh bắt đầu có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều trong lứa tuổi từ 30-50, thậm chí nhiều trường hợp người bệnh mới chỉ 20 tuổi.

Công việc cần ngồi nhiều cũng là nguyên nhân khiến trĩ cấp hay tái phát (Ảnh minh họa)

Công việc cần ngồi nhiều cũng là nguyên nhân khiến trĩ cấp hay tái phát (Ảnh minh họa)

Trước tình trạng trĩ có nguy cơ tái phát cao như vậy, đòi hỏi một biện pháp nào đó tác động được vào cả nguyên nhân (bổ tỳ vị) và cải thiện các triệu chứng (co hồi búi trĩ, giảm đau, chống viêm, cầm máu).

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dau-rat-chay-mau-tai-phat-nhieu-do-tri-cap-va-bien-phap-cai-thien-n193993.html