Là công trình có quy mô đồ sộ tại thời điểm mới xuất hiện, song thời gian xây dựng Colosseum diễn ra rất nhanh chóng, chỉ kéo dài vài năm dưới thời Titus.
Thủ đô Rome của Italy còn được biết đến với tên gọi "Thành phố vĩnh cửu". Tên gọi này xuất phát từ niềm tin mãnh liệt của người La Mã thời xưa cho rằng thành phố này sẽ trường tồn suốt với thời gian dù trải qua nhiều biến cố lớn. Theo một truyền thuyết cổ xưa, thủ đô Rome của Italy được lập thành vào năm 753 trước Công nguyên bởi Romulus - vị vua đầu tiên của người La Mã. Trong suốt hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7, Rome trở thành trung tâm quyền lực ở châu Âu. Quả thật, cho tới ngày nay, Rome là một trong những thủ đô lâu đời nhất của thế giới.
Rome của người La Mã được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau. Người La Mã đã xây dựng nhiều quảng trường, tu viện, hoàng cung, đấu trường, miếu thần, pháo đài cổ, đài phun nước… tại Rome. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã phát hiện một số bằng chứng về việc con người sinh sống ở Rome từ trước năm 753 trước Công nguyên. Ngọn đồi Palentino ở Rome gắn liền với truyền thuyết của người La Mã thời cổ đại về hai anh em sinh đôi Romulus và Rimus. Sau khi 2 anh em bị bỏ rơi do một lời tiên tri, người ta đã tìm thấy Romulus và Rimus ở ngọn đồi Palentino sau nhiều năm được nuôi sống bởi dòng sữa của một con sói. Do vậy, biểu tượng của thành Rome xuất phát từ truyền thuyết trên chính là hình ảnh 2 đứa trẻ đang bú sữa của một con sói mẹ.
Sách Tri thức về vạn vật đề cập đến thành tựu chinh phục thế giới của đế chế La Mã. Họ từng chinh phục phần lớn Italy và đánh bại thành phố Carthage ở Bắc Phi. Từ năm 262 đến năm 146 trước Công nguyên, đế chế La Mã tiếp tục chiếm đóng Sicily, Sardinia, Tây Ban Nha và Bắc Phi. Xứ Gaul (nước Pháp ngày nay) cũng từng bị chiếm đóng vào năm 50 trước Công nguyên. Đến năm 43, Anh bị xâm lược. Đế chế La Mã hùng mạnh nhất, đạt đến quy mô lớn nhất vào năm 117, khi quân đội chiếm được Dacia (Rumani ngày nay) và một phần Syria, Iraq ngày nay.
Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfitea tro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50 000 khán giả. Đấu trường La Mã (Colosseum) được xây dựng khoảng năm 70-80, dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất của đế chế La Mã với sức chứa khoảng 50.000 người. Đấu trường khổng lồ này là nơi diễn ra những trận chiến đấu, nhào lộn của các võ sĩ, đấu sĩ chuyên nghiệp. Vào thời đó, Colosseum là nơi tranh tài của hơn 20 kiểu đấu sĩ, mỗi kiểu có vũ khí và giáp trụ khác nhau. Đấu sĩ thường là những nô lệ. Nếu chiến đấu giỏi, họ có thể được giải phóng, trả tự do.
Là công trình có quy mô đồ sộ tại thời điểm mới xuất hiện, song thời gian xây dựng Colosseum diễn ra rất nhanh chóng, chỉ kéo dài chưa tới 5 năm, từ năm 75 tới năm 80 sau công nguyên dưới thời Titus. Dưới thời Hoàng đế Domitian, công trình được chỉnh sửa khá nhiều.
Đấu trường La Mã với chiều cao 48m, dài 189m và rộng 156m. Ước tính tường bên ngoài có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá hoa cương được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. ... Hàng ghế đầu tiên gần sân khấu nhất làm bằng đá hoa cương để dành cho hoàng đế và các vị senators. Tại trung tâm của Colosseum là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm, bên trên là sàn của đấu trường. Thiết kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút. Điều này là nhờ 4 hàng cửa vòm cuốn bằng những trụ đá vuông và có chiều cao 48m được chia làm 3 tầng. Mỗi hàng cửa vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào trong đấu trường.
Khán đài của đấu trường Colosseum được chia thành nhiều tầng và phân theo địa vị xã hội. Thời bấy giờ, địa vị xã hội của La Mã được chia thành 6 giai tầng, theo thứ tự từ cao xuống thấp. Hàng ghế đầu tiên gần sân khấu nhất làm bằng đá hoa cương để dành cho hoàng đế và các vị senators. Kế tiếp là 14 hàng ghế làm bằng đá sa thạch dành cho các kỵ sĩ. Các hàng tiếp theo được chia làm ba khu. Khu dưới dành cho những người giàu có, khu trên cùng dành cho những người nghèo khó. Hạng bét nhất trong Colosseo là các hàng ghế gỗ dành cho phụ nữ ở trên cao và xa sân khấu nhất. Ngày nay người ta vẫn còn nhận ra những hàng chữ để phân biệt vị trí trong xã hội của những người đến xem. Những ghế dành cho các vị senators thì được viết họ tên đầy đủ của từng người, còn những hàng ghế khác thì chỉ ghi thứ hạng trong xã hội mà khán giả trong thứ hạng đó mới được mua vé.
Dưới thời các đấu sỹ, Colosseum còn được ví như đường dẫn tới địa ngục. Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa cả người và động vật hoang dã. Các nữ đấu sỹ chiến đấu ở Colosseum được gọi là Gladiatrice, trong khi đó, đấu sỹ nam là Gladiator.