Đầu tư cho giao thông nông thôn tạo động lực cho các lĩnh vực khác phát triển

Giao thông vận tải (GTVT) là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nên được ưu tiên đầu tư trước với tốc độ nhanh hơn so với các ngành kinh tế khác, làm tiền đề và tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển...

Đường giao thông liên thôn xã Kỳ Phú (Nho Quan) đã góp phần phát triển kinh tế các xã khu vực miền núi. Ảnh: Anh Tuấn

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/1/2012 về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, cụ thể hóa Nghịquyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn; được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,các ban, ngành, đoàn thể, sự phối hợp của các sở, UBND các huyện, thành phố,cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngtrong ngành GTVT, hạ tầng giao thông của tỉnh đã từng bước được cải thiện làmtiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng củatỉnh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Các tuyến đường giao thông nôngthôn được đầu tư xây dựng theo phương châm dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ.

Đặcbiệt, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh, ngành GTVT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các ngành có liênquan tham mưu cho UBND tỉnh phát động phong trào làm đường giao thông nông thôn(GTNT) sâu rộng trong toàn tỉnh, với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm;có cơ chế, chính sách hỗ trợ, huy động vật liệu địa phương, sự đóng góp củanhân dân; đồng thời tranh thủ mọi nguồn vốn của các dự án nước ngoài (WB, ODA)để làm đường GTNT, tạo diện mạo mới cho nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn, góp phầnthực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trungương, ngân sách địa phương, sự nỗ lực của các ngành, các cấp và đóng góp củanhân dân trong tỉnh, trong 9 năm qua (2011 - 2019), từ nguồn vốn ngân sách Nhànước cùng với nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư với nhiều hình thức vàcách làm khác nhau, người dân đã tham gia đóng góp tiền của, hiến đất, góp cônglao động, phá dỡ tường rào, cây xanh, di chuyển hàng nghìn cột điện, thông tinliên lạc và đường ống nước sạch để xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng và cứng hoá4.216 km đường giao thông nông thôn.

Trong đó tỉnh đã hỗ trợ 206.080 tấn ximăng, làm được 12.929 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1.548km. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã có bước phát triển căn bản và nhảyvọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng các tuyếnđường thôn xóm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển văn hóa, xã hội và thu hútcác lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảmnghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫncòn những tồn tại, bất cập và thách thức: Một số địa phương triển khai cònchậm, chưa đồng đều và liên tục. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và đườnggiao thông nông thôn nói riêng cần rất nhiều vốn, trong khi đó nguồn vốn đầu tưtừ ngân sách còn rất thấp, đóng góp của nhân dân có hạn, sự vào cuộc của doanhnghiệp còn khiêm tốn và tham gia của các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Việckhảo sát đánh giá thực trạng hệ thống giao thông nông thôn chưa sát với thựctế, nhất là trong việc phân loại đường (trục xã, liên xã, đường thôn, đường ngõxóm, đường trục chính nội đồng)...

Xây dựng nông thônmới trong thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung các nguồn lực củacả Nhà nước và nhân dân; trong đó có việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạtầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Để thực hiện mụctiêu trên, cần tiếp tục: Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từnhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư phát triểnGTNT. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khókhăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Trong quá trình tham mưu xây dựng cơchế, chính sách, kế hoạch phải phối hợp tốt với địa phương (cấp huyện, cấp xã). Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng vật liệu và thiết kế phùhợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương, góp phần phát triển GTNTbền vững, thân thiện với môi trường. Dành sự quan tâm hơn nữa đối với công tácquản lý bảo trì hạ tầng GTNT, để kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí đầu tư xây dựnglại và việc khai thác kết cấu hạ tầng GTNT an toàn, hiệu quả.

Trên cơ sở chủtrương đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, kết cấu hạ tầng giao thông nông thônchắc chắn sẽ có những bước phát triển mới góp phần thiết thực để tỉnh Ninh Bìnhthực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 tầmnhìn đến năm 2030.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/iau-tu-cho-giao-thong-nong-thon-tao-dong-lyc-cho-cac-linh-vyc-khac-phat-trien-2019110607539537p2c21.htm