Dấu vết cuộc chiến chống virus hằn sâu trên gương mặt bác sĩ Italy

Điểm chung duy nhất của họ: đôi mắt mệt mỏi, xương gò má trầy xước đầy những vết hằn khẩu trang y tế, gương mặt không cười và tinh thần cứu người bệnh quên mình.

 Gần như không thể nhận ra những bác sĩ và y tá ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Italy đằng sau những chiếc khẩu trang, trang phục bảo hộ, găng tay và kẹp tóc - những lớp “áo giáp” mỏng manh họ trang bị lên người đầu mỗi ca trực - ngăn cách duy nhất giữa họ và căn bệnh truyền nhiễm đang reo rắc tang thương khắp Italy. Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đứng trước những tấm màn phẫu thuật xanh lá, khung cảnh chung đầy tẻ nhạt của những phòng bệnh vô trùng. Trong ảnh là Anna Travezzano, 39 tuổi, một y tá tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy chụp ảnh chân dung vào cuối ca ngày 27/3.

Gần như không thể nhận ra những bác sĩ và y tá ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Italy đằng sau những chiếc khẩu trang, trang phục bảo hộ, găng tay và kẹp tóc - những lớp “áo giáp” mỏng manh họ trang bị lên người đầu mỗi ca trực - ngăn cách duy nhất giữa họ và căn bệnh truyền nhiễm đang reo rắc tang thương khắp Italy. Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đứng trước những tấm màn phẫu thuật xanh lá, khung cảnh chung đầy tẻ nhạt của những phòng bệnh vô trùng. Trong ảnh là Anna Travezzano, 39 tuổi, một y tá tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy chụp ảnh chân dung vào cuối ca ngày 27/3.

 27/3 là một ngày tồi tệ: Italy chính thức ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất kể từ khi dịch bệnh bùng nổ ở nước này năm tuần trước, với 969 ca, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 lên 9.134, mức cao nhất thế giới. Trong ảnh là Claudia Accardo, làm nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân tại khoa Chăm sóc tích cực (ICU) thuộc bệnh viện tư COVID 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, chụp chân dung trong giờ nghỉ giải lao hàng ngày hôm 27/3.

27/3 là một ngày tồi tệ: Italy chính thức ghi nhận ngày có nhiều ca tử vong nhất kể từ khi dịch bệnh bùng nổ ở nước này năm tuần trước, với 969 ca, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 lên 9.134, mức cao nhất thế giới. Trong ảnh là Claudia Accardo, làm nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân tại khoa Chăm sóc tích cực (ICU) thuộc bệnh viện tư COVID 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, chụp chân dung trong giờ nghỉ giải lao hàng ngày hôm 27/3.

 Vùng tâm dịch Lombardy chiếm 541 trên tổng 969 ca tử vong ngày 27/3. Lucia Perolari, 24 tuổi, một y tá tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy. Những tấm ảnh chân dung này được các nhiếp ảnh gia hãng AP chụp trong những giờ nghỉ hiếm hoi của các nhân viên y tế tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt thuộc nhiều bệnh viện thành phố Bergamo và Brescia thuộc vùng Lombardy, và cả thành phố Rome.

Vùng tâm dịch Lombardy chiếm 541 trên tổng 969 ca tử vong ngày 27/3. Lucia Perolari, 24 tuổi, một y tá tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy. Những tấm ảnh chân dung này được các nhiếp ảnh gia hãng AP chụp trong những giờ nghỉ hiếm hoi của các nhân viên y tế tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt thuộc nhiều bệnh viện thành phố Bergamo và Brescia thuộc vùng Lombardy, và cả thành phố Rome.

 Italy cũng vượt qua Trung Quốc trong tổng số các trường hợp nhiễm virus được xác nhận và hiện chỉ đứng sau Mỹ. Trong ảnh là Mirko Perruzza, 43 tuổi, một y tá tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco ở Rome, Italy.

Italy cũng vượt qua Trung Quốc trong tổng số các trường hợp nhiễm virus được xác nhận và hiện chỉ đứng sau Mỹ. Trong ảnh là Mirko Perruzza, 43 tuổi, một y tá tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco ở Rome, Italy.

 Sự căng thẳng trong các phòng ICU dường như có thể sờ thấy được, sự im lặng hiển hiện rõ và chát chúa. Đôi khi tất cả những gì bạn có thể nghe thấy là những chiếc trực thăng cất cánh và hạ cánh bên ngoài, vận chuyển một ca nguy kịch đến một bệnh viện khác chưa quá đông bệnh nhân. Trong ảnh là bác sĩ Sebastiano Petracca, 48 tuổi, trưởng khoa ICU tại Phòng khám COVID 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

Sự căng thẳng trong các phòng ICU dường như có thể sờ thấy được, sự im lặng hiển hiện rõ và chát chúa. Đôi khi tất cả những gì bạn có thể nghe thấy là những chiếc trực thăng cất cánh và hạ cánh bên ngoài, vận chuyển một ca nguy kịch đến một bệnh viện khác chưa quá đông bệnh nhân. Trong ảnh là bác sĩ Sebastiano Petracca, 48 tuổi, trưởng khoa ICU tại Phòng khám COVID 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

 Viện Y tế Quốc gia Italy mới đây vừa thông báo số các ca nhiễm mới bắt đầu giảm trong những ngày gần đây, cho thấy việc phong tỏa đi lại trên cả ước đã bắt đầu có hiệu quả sau 2 tuần rưỡi thực hiện. Luca Tarantino, 37 tuổi, một y tá khẩn cấp tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

Viện Y tế Quốc gia Italy mới đây vừa thông báo số các ca nhiễm mới bắt đầu giảm trong những ngày gần đây, cho thấy việc phong tỏa đi lại trên cả ước đã bắt đầu có hiệu quả sau 2 tuần rưỡi thực hiện. Luca Tarantino, 37 tuổi, một y tá khẩn cấp tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

Tuy nhiên, không khí trong bệnh viện ở Italy vẫn liên tục trong trạng thái căng thẳng. Đối với các nhân viên y tế, bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào của cơn hỗn loạn đều được hoan nghênh. Nhưng họ biết cái kết của thảm họa này vẫn còn ở rất xa. Laura Orsini, 39 tuổi, nhân viên hành chính tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco của Rome chụp ảnh chân dung hôm 27/3.

 “Những gì chúng ta đang trải qua giống như một hình xăm”, Daniela Turno (trong ảnh), nữ y tá 27 tuổi thuộc khoa ICU tại bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy nói. “Nó sẽ vĩnh viễn ở lại”.

“Những gì chúng ta đang trải qua giống như một hình xăm”, Daniela Turno (trong ảnh), nữ y tá 27 tuổi thuộc khoa ICU tại bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy nói. “Nó sẽ vĩnh viễn ở lại”.

 Đôi khi, các nhân viên y tế không uống nước hay bất kỳ thứ chất lỏng nào trong ca làm việc suốt 8, 10, hoặc 12 giờ chỉ để họ không phải đi vệ sinh và cởi quần áo. Trong ảnh là Adriano Rodriguez, 48 tuổi, một y tá ICU tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

Đôi khi, các nhân viên y tế không uống nước hay bất kỳ thứ chất lỏng nào trong ca làm việc suốt 8, 10, hoặc 12 giờ chỉ để họ không phải đi vệ sinh và cởi quần áo. Trong ảnh là Adriano Rodriguez, 48 tuổi, một y tá ICU tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

 Các bác sĩ và y tá tuân theo các quy định nghiêm ngặt khi cởi bỏ quần áo bảo hộ, găng tay và khẩu trang chuyên dụng. Họ biết rõ rằng chỉ một động tác sai cũng có thể khiến họ nhiễm virus. Trong ảnh là Alessandro D'Aveni, 33 tuổi, một bác sĩ chuyên khoa ung thư làm việc tại khoa chăm sóc tích cực phụ tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

Các bác sĩ và y tá tuân theo các quy định nghiêm ngặt khi cởi bỏ quần áo bảo hộ, găng tay và khẩu trang chuyên dụng. Họ biết rõ rằng chỉ một động tác sai cũng có thể khiến họ nhiễm virus. Trong ảnh là Alessandro D'Aveni, 33 tuổi, một bác sĩ chuyên khoa ung thư làm việc tại khoa chăm sóc tích cực phụ tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

 Đã có hơn 7.100 nhân viên y tế trên toàn Italy bị nhiễm virus. Họ được phép trở lại nhà để dưỡng bệnh và phải báo cáo quay lại làm việc khi kết quả kiểm tra âm tính. Sự vắng mặt của bất cứ nhân viên y tế nào cũng là việc hệ trọng, bởi nó đặt thêm gánh nặng lên vai những người ở lại tại những phòng tuyến vốn đã “căng hơn dây đàn”. Trong ảnh là Daniele Rondinella, 30 tuổi, một y tá ICU tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

Đã có hơn 7.100 nhân viên y tế trên toàn Italy bị nhiễm virus. Họ được phép trở lại nhà để dưỡng bệnh và phải báo cáo quay lại làm việc khi kết quả kiểm tra âm tính. Sự vắng mặt của bất cứ nhân viên y tế nào cũng là việc hệ trọng, bởi nó đặt thêm gánh nặng lên vai những người ở lại tại những phòng tuyến vốn đã “căng hơn dây đàn”. Trong ảnh là Daniele Rondinella, 30 tuổi, một y tá ICU tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco tại Rome, Italy.

 Tính tới ngày 28/3, đã có 50 bác sĩ không bao giờ quay lại và góp mặt trong danh sách hơn 10.000 người chết. Họ đã cứu chữa quên mình và chỉ ngừng lại khi Thần chết gọi đi. Các nhân viên y tế làm việc không mệt mỏi bất chấp những nguy hiểm và cái chết luôn thường trực. Martina Papponetti, 25 tuổi, một y tá ICU tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

Tính tới ngày 28/3, đã có 50 bác sĩ không bao giờ quay lại và góp mặt trong danh sách hơn 10.000 người chết. Họ đã cứu chữa quên mình và chỉ ngừng lại khi Thần chết gọi đi. Các nhân viên y tế làm việc không mệt mỏi bất chấp những nguy hiểm và cái chết luôn thường trực. Martina Papponetti, 25 tuổi, một y tá ICU tại Bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo, Italy.

 Những anh hùng của dịch bệnh tại nước Italy không chỉ cứu người bệnh bằng máy thở là oxy. Họ còn đang đứng lên chiến đấu để con trai và con gái, anh chị em của bệnh nhân, những người có sức khỏe bình thường có thể đến thăm, nắm tay những người thân yêu bị bệnh và gửi những lời động viên tới người thân mình. Trong ảnh là bác sĩ Marta Catoni, 33 tuổi, một nhà miễn dịch học tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco ở Rome, Italy.

Những anh hùng của dịch bệnh tại nước Italy không chỉ cứu người bệnh bằng máy thở là oxy. Họ còn đang đứng lên chiến đấu để con trai và con gái, anh chị em của bệnh nhân, những người có sức khỏe bình thường có thể đến thăm, nắm tay những người thân yêu bị bệnh và gửi những lời động viên tới người thân mình. Trong ảnh là bác sĩ Marta Catoni, 33 tuổi, một nhà miễn dịch học tại Phòng khám Covid 3 Spoke Casalpalocco ở Rome, Italy.

 Bệnh nhân Covid-19 phải được cách ly và các thành viên gia đình của họ cũng được cách ly. Người bệnh chỉ có một mình, thường là người già - và nằm viện trong kinh hoàng. Trong ảnh là y tá đơn vị ICU Michela Pagati, 48 tuổi, chụp ảnh tại Bệnh viện dân sự Brescia Spedali ở Brescia, Italy.

Bệnh nhân Covid-19 phải được cách ly và các thành viên gia đình của họ cũng được cách ly. Người bệnh chỉ có một mình, thường là người già - và nằm viện trong kinh hoàng. Trong ảnh là y tá đơn vị ICU Michela Pagati, 48 tuổi, chụp ảnh tại Bệnh viện dân sự Brescia Spedali ở Brescia, Italy.

 “Những bệnh nhân này đang đói không khí”, bác sĩ Gabriele Tomasoni (trong ảnh), trưởng khoa CU tại Bệnh viện công Spedali tại Brescia cho biết. Ông cho biết nhóm của ông không chỉ giúp cứu những mạng sống với máy móc, mà còn theo cách khác nhiều tình người hơn.

“Những bệnh nhân này đang đói không khí”, bác sĩ Gabriele Tomasoni (trong ảnh), trưởng khoa CU tại Bệnh viện công Spedali tại Brescia cho biết. Ông cho biết nhóm của ông không chỉ giúp cứu những mạng sống với máy móc, mà còn theo cách khác nhiều tình người hơn.

 “Chúng tôi biết đây là những bệnh nhân cao tuổi”, bác sĩ Tomasoni nói vào cuối ca làm việc hôm 27/3. “Họ cần sự gần gũi. Sự dịu dàng". Trong ảnh là Francesco Tarantini, 54 tuổi, một y tá tại phòng tiếp nhận khẩn cấp được mở nhằm giảm bớt các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dân sự Brescia Spedali ở Brescia, Italy.

“Chúng tôi biết đây là những bệnh nhân cao tuổi”, bác sĩ Tomasoni nói vào cuối ca làm việc hôm 27/3. “Họ cần sự gần gũi. Sự dịu dàng". Trong ảnh là Francesco Tarantini, 54 tuổi, một y tá tại phòng tiếp nhận khẩn cấp được mở nhằm giảm bớt các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Dân sự Brescia Spedali ở Brescia, Italy.

An Nguyễn
Theo AP

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/dau-vet-cuoc-chien-chong-virus-han-sau-tren-guong-mat-bac-si-italy-post1065973.html